- Nếu 100% đi bỏ mà chỉ cần 50% cộng 1 người đồng ý là số 50% trừ 1 kia phải thực hiện, ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) góp ý cho dự thảo luật Trưng cầu ý dân.

Lần thứ hai dự thảo luật được đưa ra cho ý kiến tại QH hôm nay, ĐB Lưu Thành Công (Vĩnh Long) cho rằng, nếu phạm vi điều chỉnh của luật chỉ dừng lại ở nguyên tắc, thủ tục, kết quả và hiệu lực trưng cầu ý dân là chưa đủ.

Ông cho rằng, phải cung cấp cho nhân dân đầy đủ, đúng đắn về những vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân để họ hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của vấn đề, quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc tham gia trưng cầu.

ĐB Võ Thị Dung (TP.HCM) cho rằng, những vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền quốc gia cũng phải đem ra trưng cầu ý dân. Vấn đề chiến tranh - hòa bình, theo Hiến pháp là do QH quyết định, nhưng QH phải trưng cầu ý dân trước khi quyết định.

{keywords}

ĐBQH Trần Ngọc Vinh. Ảnh: Minh Thăng

Theo ĐB Hải Phòng Trần Ngọc Vinh, cần quy định những vấn đề không được đưa ra trưng cầu ý dân như vấn đề chuyên môn sâu, thể chế chính trị, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước - nhằm bảo đảm ổn định chính trị xã hội, hay các vấn đề liên quan đến thuế, ngân sách, tài chính quốc gia.

Chỉ cần 50% + 1

ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) phân tích sự bất hợp lý của quy định "cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được ít nhất 3/4 tổng số cử tri cả nước có tên trong danh sách đi bỏ phiếu và nội dung trưng cầu dân ý phải được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành thì có giá trị thi hành".

ĐB phân tích, nếu trường hợp có 3/4, tức 75% số cử tri đi bỏ phiếu, 100% hợp lệ, chỉ có trên 50% số phiếu tán thành, thì tính ra chỉ có 37% số cử tri lựa chọn một phương án.

{keywords}

ĐB Nguyễn Anh Sơn. Ảnh: Minh Quang

Nếu chỉ 90% hợp lệ thì chỉ còn 33%; nếu là 80% thì chỉ còn 31%; nếu 70% thì phương án chọn chỉ còn 27% cử tri chọn. Chỉ chưa đến 1/3 tổng số cử tri cả nước chọn mà phải đưa ra thực hiện là điều chúng ta không mong muốn.

Không phải lựa chọn của đa số thì sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến bất ổn, về lâu dài người ta sẽ lại có ý kiến khác.

Trường hợp có 74% tổng số cử tri đi bầu và tất cả đều chọn một phương án, đó là sự đồng thuận vô cùng cao, nhưng phương án đó sẽ không được thực hiện vì không đạt yêu cầu 75%.

Do đó, theo ông, chỉ cần quy định cuộc trưng cầu ý dân là hợp lệ và nội dung trưng cầu ý dân có giá trị thi hành khi được quá nửa số cử tri trong danh sách tán thành. Nếu 100% đi bỏ phiếu mà chỉ cần 50% cộng 1 người đồng ý là số 50% trừ 1 kia phải thực hiện".

"Mục đích trưng cầu ý dân là tìm ra sự đồng thuận cao của cử tri về một vấn đề hệ trọng của đất nước. Muốn vậy, số cử tri tham gia phải là đa số và phương án lựa chọn cũng phải là sự lựa chọn của đa số cử tri. Quy định như dự thảo thoạt nhìn có vẻ đạt yêu cầu trên, nhưng nếu đặt ra một số tình huống và làm một vài phép toán, sẽ thấy chưa thỏa mãn”, ĐB nói.

Chung Hoàng