Tờ báo của Nhật Bản cho biết, Trung Quốc đã tạm ngừng hồi hương Triều Tiên những người vượt biên nhằm đáp trả việc Bình Nhưỡng đã tiến hành vụ thử tên lửa hôm 13/4 vừa qua.
Binh lính Trung Quốc đi tuần quanh khu vực biên giới với Triều Tiên, thuộc tỉnh Liêu Ninh. Ảnh: CNA |
'Không quan tâm cần thiết' tới người bạn lớn
Tờ Yomiuri Shimbun trích lời quan chức Trung Quốc cho biết chính sách hồi hương ngay lập tức những người Triều Tiên vượt biên giới Trung Quốc đã bị ngưng tạm thời.
"Nếu như những người tị nạn bị hồi hương, đấy sẽ là dấu chấm dứt cho cuộc đời của họ. Chúng tôi không phớt lờ việc này" - một quan chức ở tỉnh Liêu Ninh sát biên giới Triều Tiên cho biết.
Quan chức này cũng nói thêm với tờ báo rằng, việc trục xuất những người vượt biên đang tạm hoãn.
Một quan chức khác cho biết động thái này là do Bình Nhưỡng đã không 'hội ý' với Bắc Kinh trước khi tiến hành vụ phóng tên lửa.
"Triều Tiên đã không thông báo về kế hoạch phóng tên lửa đặc biệt này với phía Trung Quốc" - quan chức trên nói với tờ nhật báo của Nhật.
Động thái của Trung Quốc cho thấy rằng Bắc Kinh không hài lòng với người hàng xóm của mình vì đã 'không thể hiện sự quan tâm cần thiết đối với người bạn Trung Quốc' - quan chức trên nói tiếp.
Trung Quốc bắt giữ và thường cho những người Triều Tiên vượt biên về nước, coi họ là người nhập cư vì lý do kinh tế chứ không phải là tị nạn tiềm năng.
Các nhóm nhân quyền quốc tế và Hàn Quốc đã kêu gọi Bắc Kinh thay đổi chính sách này, và nói rằng những người hồi hương có thể phải đối mặt với hình phạt rất khắc nghiệt.
Lãnh đạo tỉnh Liêu Ninh cho biết kể từ sau khi cố chủ tịch Kim Jong Il qua đời, mỗi ngày có khoảng 30 người vượt biên sang Trung Quốc.
Trước khi vụ thử tên lửa diễn ra, Trung Quốc cho phép 5 người Triều Tiên vượt biên sang Hàn Quốc sau khi họ trốn tại sứ quán Hàn Quốc ở Bắc Kinh để tránh bị bắt.
Hàng ngàn người Triều Tiên đã sang Trung Quốc để sinh sống và lập nghiệp.
Dễ thử thêm hạt nhân
Một nhóm các chuyên gia về vấn đề Triều Tiên đã nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng Bình Nhưỡng có thể sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân mới, và trông cậy Trung Quốc khuyên giải Triều Tiên không làm vậy là không sáng suốt.
"Chẳng có gì phi lý khi tính đến việc chỉ trong vài tháng tới, chúng ta sẽ chứng kiến một vụ thử hạt nhân mới dựa trên những gì xảy ra trong lịch sử" - Tiến sĩ Michael Green nói tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Chiến lược đặt tại Washington (CSIS).
"Mô hình này rất khớp" - ông nói với Ủy ban Đối ngoại của nghị viện, và ám chỉ các cuộc thử nghiệm tên lửa do Triều Tiên tiến hành năm 2006 và 2009 sau đó đều kết thúc bằng các thử nghiệm hạt nhân.
Frederick Fleitz - một cựu quan chức CIA và quan chức kiểm soát vũ khí - cho biết khả năng tiến hành thử hạt nhân hiện nay 'đang dưới mức 50-50', tuy nhiên, điều này vẫn có thể xảy ra trong tương lai.
"Tôi nghĩ rằng sẽ có mộ vụ thử hạt nhân ngay cả khi Triều Tiên đã sẵn sàng về mặt công nghệ, và chấp nhận cam chịu thêm sự cô lập" - ông Fleitz nói.
Ông Fleitz nhấn mạnh rằng các vụ thử tên lửa đạn đạo 'là chắc chắn' xảy ra.
"Thử nghiệm tên lửa còn đáng lo ngại hơn vì thử nghiệm tên lửa có thể gây ảnh hưởng tới Nhật, hoặc Hawaii, đe dọa vùng duyên hải bờ tây của Mỹ và đó là hệ thống vận tải cho một vũ khí hạt nhân".
Triều Tiên đã cảnh báo trả đũa Mỹ sau khi Mỹ xác nhận rằng họ hủy cam kết viện trợ lương thực sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa tuần qua.
- Lê Thu (theo CNA)
Mỹ mong gì từ Kim Jong Un?
Ngoại trưởng Mỹ gửi gắm thông điệp cải
cách tới tân lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un. Đồng thời, tướng Mỹ cũng
tuyên bố rằng tên lửa của Triều Tiên không thể đụng tới Mỹ.
|