Trong bối cảnh quan hệ Trung - Nhật căng thẳng liên quan tới tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư, Bắc Kinh cho rằng Mỹ không nên đổ thêm dầu vào lửa khi tiến hành tập trận chung với Tokyo.
Hình ảnh cuộc tập trận chung giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ năm 2010 |
Ngày hôm qua, các lực lượng của Nhật đã cùng các lính thủy đánh bộ của Mỹ tại tây Thái Bình Dương tham gia vào một cuộc tập trận quân sự kéo dài một tháng, với nội dung xử lý các tình huống chiếm lại các đảo bị quân địch nắm giữ.
Đáp lại động thái này, tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc bày tỏ nghi ngại rằng cuộc tập trận này nhằm vào Trung Quốc" và cho rằng cuộc tập trận có thể "khiến tình hình trở nên xấu hơn và hủy hoại các nỗ lực sau này nhằm tìm kiếm một cách giải quyết hòa bình".
Tân Hoa Xã lập luận rằng Washington muốn 'kiềm chế sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc trong khu vực, và cùng lúc phát đi một thông điệp dứt khoát rằng không bao giờ được phép thách thức vai trò lãnh đạo tự phong của họ tại châu Á - Thái Bình Dương".
Cùng lúc đó, bài xã luận khuyên rằng Washington không nên chọn bên nào trong cuộc tranh cãi này, và rằng Hoa Kỳ nên tránh các tình huống bất hòa xảy ra do tình trạng mất kiểm soát'.
Nhật Bản là đồng minh then chốt của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các cuộc đổ bộ của người HongKong và Nhật Bản lên các đảo tranh chấp khiến cho quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo dậy sóng những ngày qua.
Trong các nỗ lực nhằm 'hạ nhiệt' cho vấn đề tranh chấp, Trưởng văn phòng Nội các của Nhật là Osamu Fujimura đã khẳng định Tokyo cũng như Bắc Kinh đều không hề muốn quan hệ chung giữa hai nước bị tổn hại vì cuộc tranh cãi này.
"Quan hệ Nhật - Trung là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất đối với Nhật". Ông Fujimura nói thêm: "Chúng tôi muốn tiếp tục phát triển hơn nữa quan hệ có lợi cho cả đôi bên giữa Nhật Bản và Trung Quốc".
Hôm 15/8 vừa qua, Tokyo đã bắt giữ nhóm các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ lên Senkaku/Điếu Ngư để cắm cờ Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền. Các nhà hoạt động này đã bị trục xuất sau đó hai ngày trong một nỗ lực của Nhật nhằm xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc.
Tuy nhiên, đến ngày 19/8, một nhóm gồm 150 nhà hoạt động và nghị sĩ Nhật Bản lại tiếp tục đổ bộ lên đảo tranh chấp, cắm cờ Nhật. Những người này sau đó đã bị thẩm vấn và bị xử lý theo luật của Nhật Bản vì đã lên các đảo khi đã có lệnh cấm. Các diễn biến này đã khiến hàng loạt các cuộc biểu tình và đốt cờ Nhật nổ ra tại Trung Quốc.
- Lê Thu (tổng hợp)
Nhật Bản muốn hạ nhiệt với Trung Quốc
Tokyo phản đối các cuộc biểu tình của người dân Trung Quốc và đốt
cờ Nhật nhưng kêu gọi hai bên nên có tiến triển trong quan hệ 'đôi bên có lợi' với
Bắc Kinh.
Dân Trung Quốc biểu tình, đốt cờ Nhật
Biểu tình và tuần hành phản đối Nhật Bản
đã diễn ra tại nhiều tỉnh, thành phố của Trung Quốc sau khi Tokyo bắt
giữ và trục xuất 14 công dân nước này.
Mỹ dự phòng khả năng xung đột với Trung Quốc
;Báo cáo mới nhất của nhóm cố vấn Mỹ đã đề xuất
hẳn một chiến lược cho Mỹ để tăng cường sự hiện diện của siêu cường này trong
khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nhật Bản trong thế tam nan với 3 cường quốc
Gần như cùng một lúc, Nhật Bản vướng vào ba cuộc tranh chấp các đảo với các quốc
gia láng giềng hùng mạnh. Giải pháp thì chưa có, nhưng sóng gió thì dâng trào.
Thế giới 24h: Tàu Nhật Bản tới đảo tranh chấp
Một đội tàu chở các chính trị gia người Nhật Bản đã khởi hành
tới quần đảo Senkaku, vốn là tâm điểm tranh chấp với Trung Quốc trong nhiều thập
kỷ qua.
Trung Quốc 'dọa' dùng vũ lực với Nhật Bản
Phản ứng trước động thái Nhật Bản ra Sách trắng Quốc
phòng, người phát
ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh bày tỏ phẫn nộ.
|