{keywords}
 

Trước đây, phần lớn người dân ở nông thôn trông cậy vào con trai – người sẽ chăm sóc họ khi về già, cả về tài chính lẫn tinh thần. Về sau, hầu hết người cao tuổi nước này sống bằng lương hưu. Tuy nhiên, sự sụt giảm dân số trong độ tuổi lao động khiến người ta lo lắng về việc sụt giảm lượng đóng góp cho quỹ hưu trí.

Điều tra dân số năm 2020 cho biết, Trung Quốc có 880 triệu người trong độ tuổi từ 16 tới 59 – độ tuổi được coi là phù hợp với lao động, giảm hơn 40 triệu người so với năm 2010.

Một nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc ước tính, quỹ lương hưu sẽ phải đối mặt với khoản thiếu hụt 100 nghìn tỷ nhân dân tệ trong khoảng thời gian 23 năm từ 2028 đến 2050.

Khi đất nước đô thị hoá, một số người trẻ lập nghiệp ở thành phố đã đưa bố mẹ về sống cùng.

Wang Lixia, một nhân viên văn phòng ở Thượng Hải đã mời bố mẹ lên sống cùng mình 3 năm nay. “Một mặt, chúng ta cần nhờ bố mẹ chăm sóc các cháu. Mặt khác, khi bố mẹ già, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ tinh thần và thể chất của họ” – người đàn ông 36 tuổi chia sẻ.

Huang thì có một cách làm khác. Thói quen sống và quan điểm nuôi dạy con khác nhau khiến cô và bố mẹ không thể chung sống. Vì thế, cô đã thuê căn hộ 1 phòng ngủ gần đó cho bố mẹ để tiện qua lại thăm nom.

“Bố mẹ tôi tin rằng thật lãng phí nếu thuê một căn hộ ở gần chỗ tôi” – anh Zhang, một cư dân Thượng Hải có bố mẹ khoảng 70 tuổi chia sẻ. “Họ có căn hộ riêng ở ngoại ô, nơi có bạn bè và hàng xóm. Mất khoảng hơn 1 giờ để đi từ chỗ tôi tới nhà ông bà”.

“Tôi không nghĩ rằng sống gần cha mẹ là cách duy nhất để thể hiện lòng hiếu thảo. Luôn ghi nhớ và tới thăm bố mẹ thường xuyên là việc quan trọng hơn”.

Lu Wenxi, nhà phân tích trưởng của một công ty bất động sản ở Thượng Hải cho rằng chính sách “sống chung với bố mẹ” sẽ gây ra những tác động ngắn hạn đến thị trường bất động sản. “Đặc biệt là với các bất động sản mới xây, rất khó để đưa ra các chính sách thuận lợi cho những gia đình cố gắng mua 2 căn hộ cùng nhau để chăm sóc bố mẹ”.

“Nhưng với các khu dân cư cũ, có khả năng cải tạo lại các không gian sẵn có thành các dịch vụ tiện ích cho người già như trung tâm chăm sóc, phục vụ ăn uống”.

Ông Lu cho rằng, nhu cầu của người già và người trẻ là rất khác nhau. Người trẻ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng bất động sản và vị trí có thuận tiện hay không, nhưng người lớn tuổi có xu hướng thích không gian thoải mái hơn ở các vùng ngoại ô, nơi có chất lượng không khí tốt hơn. Họ cũng nhạy cảm với giá cả và không đủ khả năng mua các bất động sản đắt tiền”.

Người trẻ ngày nay tin rằng khi họ nghỉ hưu, họ phải dựa vào bản thân nhiều hơn là Nhà nước. “Chúng tôi sẽ phải tiết kiệm đủ cho những năm nghỉ hưu. Chính phủ đang đề xuất lùi độ tuổi nghỉ hưu do lo ngại về tính bền vững của quỹ hưu trí. Nhưng chúng tôi cũng phải lên kế hoạch cho riêng mình” – anh Wang nói.

Đăng Dương (Theo Sixth Tone)

Chuyện khó tin: Bố mẹ chi bộn tiền tìm 'vợ' cho con trai đã khuất

Chuyện khó tin: Bố mẹ chi bộn tiền tìm 'vợ' cho con trai đã khuất

Một số người cao tuổi Trung Quốc vẫn tin rằng nếu người chết chưa lập gia đình, họ sẽ không được yên nghỉ và quay trở lại làm phiền người khác.