Bởi ngoài kỹ thuật xét tuyển phức tạp khi điều chỉnh điểm chuẩn còn nhằm đảm bảo cả quyền lợi cho người học bởi nếu vào đã bị chậm 1 năm kiến thức.

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, hiện trường vẫn đang chờ các thông tin chính thức từ phía Sở GD-ĐT các tỉnh bị phát hiện tiêu cực điểm thi. Nếu phát hiện thí sinh gian lận thi cử đang theo học tại trường, kết quả sẽ được xem xét lại.

“Nếu sinh viên nào nằm trong diện không đảm bảo yêu cầu đầu vào thì chúng tôi sẽ thực hiện đúng theo quy chế của Bộ GD-ĐT và không đủ điều kiện sẽ bị buộc thôi học. Chúng tôi nghĩ việc đó cần thiết phải làm, để đảm bảo sự công bằng cũng như sự nghiêm túc của kỳ thi THPT quốc gia”, ông Tú nói.

“Tôi nghĩ phần nhiều các thí sinh thì không có lỗi. Do đó trong công tác tổ chức thi và xét tuyển cần rút kinh nghiệm để sàng lọc về mặt kỹ thuật tối đa để bản thân các thí sinh được công bằng. Ngoài ra, chính các thí sinh thuộc diện được/bị điều chỉnh điểm cũng đỡ tổn thất về thời gian, tiền bạc, còn các nhà trường thì cũng đỡ có sự xáo trộn”.

Trong trường hợp nếu có thí sinh gian lận điểm lọt vào, sau khi bị đuổi học, Trường ĐH Y Hà Nội cũng dự tính không tiến hành tuyển sinh bổ sung các thí sinh có mức điểm lân cận mà trước đó bị chiếm mất cơ hội vào trường.

“Nhà trường sẽ xem xét số đó nhiều hay ít, tuy nhiên nếu số đó quá ít, cộng thêm về mặt kỹ thuật phức tạp rất khó với việc xét bổ sung thí sinh”.

Bởi điểm cắt điểm chuẩn trúng tuyển đại học nếu thay đổi một chút thì có thể tăng giảm cả chục, thậm chí là cả trăm thí sinh. Do đó rất khó cho các trường. Chưa kể, hiện lứa sinh viên của mùa tuyển sinh 2018 đã gần hoàn thành xong năm học thứ nhất. Do đó, nếu các thí sinh bổ sung có vào trường thì cũng không thể nào theo được các bạn. Vì vậy cần cân nhắc để đảm bảo cho cả quyền lợi của người học”.

Trong một diễn biến khác, ngày 18/3, ông Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình cho biết, Sở đã tiến hành cập nhật điểm thi thật kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 của các thí sinh gian lận nâng điểm và sẽ hoàn thành cùng ngày.

Danh sách các thí sinh này cũng sẽ được gửi đến các trường đại học có thí sinh theo học để các trường được biết.

{keywords}
Ông Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng

Về tuyển sinh y dược năm 2019, ông Tú muốn lưu ý điểm mà rất có thể thí sinh muốn vào các trường y dễ nhầm lẫn. “Theo quy chế của Bộ GD-ĐT, với trường hợp xét tuyển bằng học bạ vào các trường y hoặc những đối tượng được xét tuyển thì phải có học lực loại giỏi ở bậc THPT. Như vậy các em vào các trường xét tuyển bằng học bạ thì mới phải có điều kiện đó. Ngược lại với những thí sinh dự thi THPT quốc gia đăng ký vào các trường y dược mà các trường sử dụng kết quả của kỳ thi này, thì chỉ cần đủ điểm là trúng tuyển chứ không cần điều kiện về học bạ”, ông Tú nói.

“Các thí sinh cần hết sức lưu ý điều này bởi có thể nhầm lẫn khi có học lực loại khá hoặc trung bình và không dám đăng ký vào các trường đại học y, dược. Vì thế mà mất cơ hội. Chúng tôi nghĩ rằng đây là điều cần phải làm rõ để các phụ huynh, thí  sinh hiểu và không bị mất đi cơ hội đáng tiếc”.

Theo ông Tú, thí sinh có học lực khá và trung bình thì hoàn toàn vẫn có thể vươn lên trong kỳ thi. Ngoài ra, trong các trường y dược cũng có rất nhiều các chuyên ngành mà các em học lực khá hoặc trung bình hoàn toàn có thể đỗ được.

Ông Tú lấy ví dụ ngay Trường ĐH Y Hà Nội, có rất nhiều chuyên ngành khác nhau. Chuyên ngành bác sĩ y khoa thì điểm rất cao nhưng 8 chuyên ngành còn lại thì điểm thấp hơn, thậm chí có những chuyên ngành kém tới 7-8 điểm.

“Vì vậy chúng tôi cũng mong các phương tiện thông đại chúng cần làm rõ quy định này của Bộ GD-ĐT. Đây là một quy định rất tốt giúp cho việc sàng lọc, đảm bảo đầu vào các sinh viên vào trường y dược, tuy nhiên thí sinh và phụ huynh cần hiểu đúng để tránh mất cơ hội của chính mình”, ông Tú nói.

Thanh Hùng

Phản ứng của đại diện Bộ GD-ĐT khi thí sinh nói ngành giáo dục ngày càng bê bối

Phản ứng của đại diện Bộ GD-ĐT khi thí sinh nói ngành giáo dục ngày càng bê bối

Tại Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra sáng nay 17/3, đại diện Bộ GD-ĐT đã nhận được một câu hỏi bất ngờ với nhận định ngành giáo dục ngày càng bê bối, đi xuống.