- Ngay sau khi GS. TSKH Trần Ngọc Thêm lên tiếng về nghi án đạo văn của GS. Nguyễn Đức Tồn, TS. Nguyễn Thuý Khanh – người có luận án được cho là bị giáo sư đạo văn lên tiếng về sự việc.

Trong bài trả lời phỏng vấn, GS. Trần Ngọc Thêm cho biết, năm 2006, ông cùng 2 giáo sư khác trong nhóm thẩm định đã xem xét: (a) Bản thảo viết tay một phần luận án của ông Tồn bằng tiếng Nga dài 124 trang; (b) Bản luận án chính thức của ông Tồn bằng tiếng Nga dài 159 trang; (c) Một bản đề cương chi tiết luận án của bà Thuý Khanh viết tay bằng tiếng Việt dài 9 trang; (d) Một bản giải trình của ông Tồn gửi Đảng uỷ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

{keywords}
 


Khi đối chiếu các văn bản, nhóm thẩm định nhận thấy nội dung các trang trong chương I luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thuý Khanh hoàn toàn trùng khít đến từng câu, từng đoạn với những câu, đoạn trong luận án của ông Tồn (mặc dù 2 thứ tiếng khác nhau). Thư mục tài liệu tham khảo trong luận án của NCS Thuý Khanh với 90 tài liệu tiếng Nga, tiếng Ukraina, tiếng Ba-lan... chính là bản rút gọn thư mục tài liệu tham khảo trong luận án của ông Tồn. Còn bản đề cương chi tiết luận án của NCS thì mặc dù ghi tên "Nguyễn Thuý Khanh" nhưng nét chữ là của ông Tồn” – GS. Thêm nói.

“Trước những bằng chứng đó, ông Tồn thừa nhận rằng chính ông đã dịch luận án của mình sang tiếng Việt đưa cho nghiên cứu sinh của mình. Trong Bản giải trình gửi Đảng uỷ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, ông Tồn cũng xác nhận: "chính tôi đã khởi thảo đề cương chi tiết..."; "tôi phải thân chinh chữa từng từ, từng câu, từng chữ, từng dấu phẩy, dấu chấm, từng lời diễn đạt cho cả 4 bài viết cho Nguyễn Thuý Khanh và sau này chữa cho cả luận án nữa. Vì vậy, văn phong trong các bài viết và luận án của Nguyễn Thuý Khanh chính là văn phong của tôi..."; "Tôi đã cho phép Nguyễn Thuý Khanh sử dụng [luận án của tôi] trong luận án phó tiến sĩ của mình". Nghĩa là, trong phần đã được đối chiếu giữa luận án của ông Tồn với luận án của NCS Thuý Khanh, ông Tồn không đạo văn của NCS, nhưng đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc hướng dẫn luận án cho NCS là đã "giúp đỡ NCS quá mức cần thiết”.

Trước những phân tích trên, TS. Nguyễn Thuý Khanh cho biết, bà không chấp nhận lý do GS. Thêm biện hộ cho GS. Tồn khi chỉ nghe từ một phía là GS. Tồn trình bày.

Ông Tồn trình bày là đã “chữa cho tôi từng dấu chấm phẩy” và” chữa cả bài viết và luận án” đến mức văn phong trong các bài viết của luận án cũng giống văn phong của ông Tồn v.v. Chỉ ngần ấy mà GS TSKH Trần Ngọc Thêm đã biện hộ cho ông Tồn: “Nghĩa là trong phần đã được đối chiếu(…) ông Tồn không đạo văn của NCS, nhưng đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc hướng dẫn luận án cho NCS là đã “giúp đỡ NCS quá mức cần thiết và đã nhắm mắt là ngơ cho NCS đạo Văn của thầy”. Tôi cho rằng đây là một kết luận thiếu khách quan, nguỵ biện... nếu không muốn nói là có sự mờ ám phía sau”.

TS. Khanh cho biết, bà đã có hơn 20 năm làm việc ở Viện Ngôn ngữ học. "Sau khi cuốn Từ điển tiếng Việt hoàn thành, và sau khi đi thực tập ở Nga 2 năm về, mấy anh chị em phòng từ điển chúng tôi mới có thời gian và đều bảo nhau làm luận án, chứ lúc đó chẳng có một sức ép nào, cũng chẳng có một quyền lợi nào để đến mức chúng tôi phải cầu cạnh ai để hoàn thành luận án. Thích thì viết thôi. Những vấn đề cụ thể khác tôi không muốn đôi co, tranh luận trên báo mà sẽ nói lại khi có một hội đồng giải quyết vụ việc này”.

Bà Khanh cũng đặt câu hỏi: “Nếu ông Tồn có thể “giúp đỡ quá mức cần thiết” với tôi và tương tự, với Cao Thị Thu, Nguyễn Thanh Hà, Huỳnh Thanh Trà, thì tại sao ông không tự viết cho mình một cuốn sách của ông mà lại phải gộp nguyên xi công trình của nhiều học trò và cộng sự như vậy. Với khả năng của ông Tồn, tôi biết, ông thừa sức  viết một cuốn về  “Đặc điểm văn hoá dân tộc và tư duy ngôn ngữ của người Việt” trên cơ sở các tư liệu và kết quả nghiên cứu và các bài viết của các học trò và cộng sự. Cho dù có vội vàng cấp bách để kịp phong học hàm thì sau lần trượt ban đầu, lẽ ra ông nên bình tâm ngồi viết và in lại, hơn là để thời gian vu cáo, chạy chọt, kiện tụng làm ảnh hưởng đến Viện và rất nhiều người. Như vậy có đàng hoàng không?”

Thứ hai, nếu văn phong trong luận án của tôi - theo cái lí của ông Tồn - là giống văn phong của ông Tồn, vậy các bài viết khác của tôi ngoài luận án thì sao? Cũng bị ảnh hưởng phong cách, văn phong của ông Tồn à?”

Chia sẻ với VietNamNet, TS. Khanh nói, bà “không muốn phá vỡ cuộc sống yên bình của mình vì những chuyện không đáng có”.

“Tôi không muốn bị lôi vào cuộc, vì tôi biết rõ công việc và con người mình hơn ai hết. Ngoài ra còn có những đồng nghiệp của tôi. Tôi nói ra những điều này vì cũng phải một lần lên tiếng cho rõ quan điểm. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên tôi được biết những thông tin do GS. Trần Ngọc Thêm nói ra, và thực sự tôi rất sốc”.

Bà cũng cho biết: “Ông Nguyễn Đức Tồn từ trước cho tới bây giờ khi đối diện với tôi vẫn luôn tỏ ra tôn trọng tôi, nếu không muốn nói là rất có cảm tình với tôi, còn những chuyện sau lưng tôi thì tôi không biết. Bản thân tôi cũng bỏ qua mọi chuyện và rất mừng khi ông Tồn qua được cửa ải giáo sư. Còn qua bằng cách nào thì tôi không quan tâm”.

“Theo tôi, ông Nguyễn Đức Tồn nên bình tâm suy nghĩ lại, sai đâu thì sửa đấy. Có lẽ, mấu chốt là ở chỗ ông nghĩ, như ông đã từng nói: tôi hướng dẫn thì tôi có quyền lấy. Nhưng chúng ta đang sống và làm việc theo luật pháp. Không nên cãi cố mà trở thành xúc phạm những người đã từng là bạn mình. Rất mong ông Nguyễn Đức Tồn, rất mong các nhà Ngôn Ngữ Học hãy cho tôi một sự tôn trọng đáng có và sớm làm sáng tỏ, dứt điểm vấn đề này” – bà Khanh kết luận.

Trước đó, vào ngày 14/5, khi trao đổi với VietNamNet, TS Khanh cho rằng, đây là một vấn đề mang tính khoa học của những người làm công tác khoa học, vì thế rất cần thiết phải có một hội đồng khoa học xem xét, đối chứng cụ thể và giải quyết dứt điểm. Lúc đó, nếu cần thiết, bà sẵn sàng có mặt để đối chất. Bà cũng cho biết, việc này đã từng được thực hiện và tốn khá nhiều thời gian của mọi người, nhưng rất tiếc chưa được giải quyết đến nơi đến chốn.

TS. Khanh bày tỏ nguyện vọng được giải quyết dứt điểm sự việc bằng một cách thức khoa học, chứ không phải ồn ĩ trên mặt báo như hiện nay.

Đón nhận những ý kiến của TS.Khanh, tối 16/5, GS Trần Ngọc Thêm đã gửi tới VietNamNet trao đổi của mình. Ông nói TS Khanh đã kết luận vội vã về ý kiến của ông. Ngoài ra, GS Thêm cũng cho biết thêm, ông Nguyễn Đức Tồn không những đạo văn của học trò trong sách xuất bản năm 2002, mà khi tái bản mở rộng cuốn sách này, ông tiếp tục đạo văn của cả đồng nghiệp. Rồi ông đã dùng cuốn sách này để đăng ký giải thưởng Hồ Chí Minh. Sau khi phân tích một số quy định hiện hành, GS Thêm khẳng định ông Nguyễn Đức Tồn sẽ phải bị tước bỏ việc công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư. 

"Ông Nguyễn Đức Tồn phải bị tước bỏ chức danh giáo sư"

"Ông Nguyễn Đức Tồn phải bị tước bỏ chức danh giáo sư"

Trong phản hồi với VietNamNet về ý kiến của TS Nguyễn Thuý Khanh, GS Trần Ngọc Thêm bày tỏ rằng ông Nguyễn Đức Tồn sẽ phải bị tước bỏ việc công nhận chức danh giáo sư.

Nguyễn Thảo

Xôn xao nghi vấn thầy "đạo văn" trò để làm hồ sơ công nhận giáo sư: Người trong cuộc nói gì?

Xôn xao nghi vấn thầy "đạo văn" trò để làm hồ sơ công nhận giáo sư: Người trong cuộc nói gì?

Những ngày gần đây, giới nghiên cứu đang xôn xao về một nghi vấn đạo văn đã từng được đặt ra hàng chục năm trước

"Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn nhưng được phong giáo sư vì tinh thần nhân văn"

"Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn nhưng được phong giáo sư vì tinh thần nhân văn"

GS Trần Ngọc Thêm, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học khẳng định, việc ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn của học trò là có thật.

Ứng viên Tổng thống Phần Lan bị tố đạo văn của sinh viên

Ứng viên Tổng thống Phần Lan bị tố đạo văn của sinh viên

Một cuộc điều tra cho thấy, ứng cử viên chức Tổng thống Phần Lan – bà Laura Huhtasaari đã đạo văn phần lớn luận văn thạc sĩ của mình.

Giáo viên người Mỹ tố trung tâm Langmaster đạo văn và lừa đảo

Giáo viên người Mỹ tố trung tâm Langmaster đạo văn và lừa đảo

Giáo viên tiếng Anh người Mỹ Dan Hauer lại vừa đăng một clip dài hơn 10 phút với nội dung tố cáo trung tâm tiếng Anh Langmaster đạo văn và đạo ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau.