Hiệu ứng con ong là gì?
Giáo sư Karl Weick của Đại học Michigan ở Mỹ, đã tiến hành một thí nghiệm mang tên “Hiệu ứng con ong”. Ông cho 6 con ong và 6 con ruồi vào chai thủy tinh, đặt trên bề mặt phẳng sao cho đáy chai hướng về phía có nhiều ánh sáng.
Sau đó, ông phát hiện ra ong thích ánh sáng, tưởng đáy chai là lối thoát, nó cứ đâm đầu vào chỗ đáy chai mãi cho tới khi kiệt sức thì gục xuống. Trong khi, lũ ruồi cứ bay lòng vòng, cuối cùng chui qua miệng chai và thoát ra ngoài thành công.
Trên thực tế, hầu hết chúng ta đều giống như những con ong khi đối diện với một vấn đề mới. Chúng ta thường dựa vào kinh nghiệm để xử lý vấn đề, mà không chịu tìm tòi phương pháp hoặc cách thích nghi mới.
Kết quả là suy nghĩ bị mắc kẹt, cản trở sự phát triển.
Thích bám víu vào kinh nghiệm
Khi thấy không khỏe, nhiều người thích tự chữa dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Nếu đó chỉ là một cơn cảm lạnh nhẹ, họ sẽ cố chịu đựng hoặc tự mua thuốc. Kết quả là đôi khi họ để lỡ giai đoạn chữa bệnh tốt nhất, khiến bệnh nặng thêm.
Có thể thấy, việc dựa dẫm vào kinh nghiệm sẽ gây ra hai mối nguy hiểm. Thứ nhất, nó sẽ làm chúng ta mù quáng tin rằng bản thân có thể tự giải quyết mọi thứ. Thứ hai, nó khiến chúng ta rơi vào bẫy năng lực.
Nhiều người vui vẻ làm những việc mình giỏi nhưng cứ làm mãi, không chịu đổi mới. Cuối cùng, họ rơi vào cái bẫy "năng lực duy nhất", khó thoát ra và trở thành nô lệ của kinh nghiệm.
Vì vậy mới xuất hiện hiện tượng: Nhiều người già giàu kinh nghiệm, nhưng ít tạo ra đột phá mới, trong khi nhiều người trẻ có thể nghĩ ra những giải pháp mới lạ, hấp dẫn.
Khả năng quyết định hiện tại, trong khi sự đổi mới quyết định tương lai của bạn. Nhà văn Shi Kang (Trung Quốc) từng nói: “Cái chết của một người bắt đầu khi người đó ngừng học hỏi”.
Tại Trung Quốc, việc sa thải những nhân viên nằm trong top 3 của công ty không phải là hiếm. Họ đều có đặc điểm chung là thích làm việc dựa trên kinh nghiệm. Họ luôn dùng kinh nghiệm của mình để hướng dẫn người khác.
Họ thuộc kiểu người “3 cao”: Cao tuổi, lương cao, nguy cơ cao, dần dần trở thành lực lượng cản trở sự phát triển của người trẻ mới vào.
Kinh nghiệm, nếu biết vận dụng thì chắc chắn có ích, giúp chúng ta tránh đi đường vòng, nhưng việc quá ỷ lại sẽ làm hạn chế tư duy và khó tạo ra đột phá mới.
Như hiệu ứng thị giác đường hầm chẳng hạn, nếu một người ở trong một đường hầm hẹp, họ không thể nhìn xa hơn.
Có một thuyết thú vị mang tên “tâm lý chiếc cốc rỗng”. Nghĩa là một cốc đầy nước sẽ chỉ tràn nếu bạn tiếp tục đổ nước vào, và nó không thể nhận những thứ mới.
Điều tương tự cũng xảy ra với con người. Nếu bạn muốn có được nhiều thứ hơn, bạn phải học cách làm trống chiếc cốc của mình, trước khi có thể đổ đầy lại.
“Cốc rỗng” không có nghĩa là phủ nhận tất cả quá khứ, mà chỉ đơn giản là trút bỏ những gì đã lỗi thời, sắp xếp lại những thứ đang có để chừa chỗ cho những kiến thức mới được dung nạp vào.