1. Cố níu giữ những tình bạn có ảnh hưởng tiêu cực
Khi rời đại học và bắt đầu sự nghiệp, một số mối quan hệ sẽ trở nên xa cách và bạn nên chấp nhận điều đó. Có những người bạn vốn chơi với nhau lâu năm nay cũng lạnh nhạt hoặc thay đổi, bạn đừng cố níu lại. Hãy đầu tư thời gian và nỗ lực cho những tình bạn xứng đáng.
2. Ăn chơi trác táng cuối tuần
Cách tốt nhất để bỏ thói quen này là lên kế hoạch những việc cần làm vào các buổi tối cuối tuần. Vẫn là vui chơi giải trí, nhưng bạn có những lựa chọn thú vị và ý nghĩa hơn cho tuổi 30, như hoạt động ngoài trời, tham gia các câu lạc bộ hay giao lưu gặp gỡ bạn bè.
3. Nuối tiếc những tình bạn đã cũ
Càng đến gần tuổi 30, bạn sẽ thấy mình ngày càng ít bạn bè hơn. Khi rời đại học và bắt đầu sự nghiệp, một số mối quan hệ sẽ không thể tồn tại theo thời gian và khoảng cách. Bạn nên chấp nhận điều đó và đầu tư cho những mối quan hệ lâu dài hơn.
4. Quan tâm sức khỏe thể chất hơn sức khỏe tinh thần
Dẫu biết rằng tập thể dục thể thao sẽ giúp ích rất nhiều cho thể chất, nhưng cái bạn nên quan tâm giờ đây là sức khỏe tinh thần.
Stress, áp lực công việc, các mối quan hệ, v.v… có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi và thiếu sức sống mặc dù sức khỏe thể chất của bạn vẫn bình thường. Chính vì thế, hãy làm những gì khiến bạn cảm thấy vui và yêu đời hơn, ví dụ như tập yoga chẳng hạn.
5. Trễ hẹn
Không riêng gì đàn ông tuổi 30, bất kỳ ai cũng nên dừng lại ngay thói quen sống không tốt này: trễ giờ hẹn. Thời gian luôn luôn là vàng bạc, việc đi trễ nhiều lúc sẽ khiến đối phương cảm thấy không được tôn trọng, và khiến bạn bỏ lỡ những cơ hội tiềm năng.
Đặc biệt khi bước qua độ tuổi 30, việc đi trễ trong một cuộc hẹn đôi lúc sẽ trở nên càng khó chấp nhận hơn. Một lời khuyên chân thành dành cho những chàng trai vẫn còn thói quen đến trễ là hãy tìm mọi cách để ý thức hơn về vấn đề này.
6. Cố chạy theo một người không xứng đáng
Đừng cố theo đuổi những người rõ ràng không đủ nhiệt tình, quan tâm tới bạn. Bạn xứng đáng được yêu, trân trọng và bình đẳng trong một mối quan hệ.
7. Hoãn hủy kế hoạch vào phút cuối cùng
Nếu bạn không thể nói Có với mọi thứ, thì điều quan trọng là sớm suy nghĩ thực tế về tính khả thi của kế hoạch. Từ đó, bạn sẽ không còn thói quen từ bỏ vào phút cuối cùng.
8. Liên tục lo lắng về việc người khác nghĩ gì
Đây là một thói quen phổ biến ở nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Nhưng khi đã bước sang tuổi 30, đủ hiểu bản thân và làm chủ cuộc sống của mình, đừng phí năng lượng và thời gian cho việc đó. Hãy sống cuộc đời của bạn và đừng bận tâm quá nhiều tới việc người khác nghĩ gì.
Theo Gia đình và Xã hội