1. "Tung lò mò" là đặc sản trứ danh của đồng bào dân tộc nào?
-
A. Chăm
0%
- B. Hrê
0%- C. Mnông
0%Chính xácTung lò mò là đặc sản truyền thống của người Chăm ở Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Tên món được đọc chệch từ tiếng Chăm là "tung lamaow", nghĩa là ruột bò bên trong nhồi thịt và mỡ bò, trộn các gia vị bí truyền của người Chăm địa phương. Đi qua làng Chăm ở Châu Đốc, du khách sẽ thấy nhiều sạp tre treo từng dây tung lò mò đỏ au được xếp lớp phơi ngoài nắng.
Tung lò mò có loại chua và không chua. Loại chua được nhồi thêm cơm để lên men có vị chua nhẹ, mùi và vị rất lạ miệng. Loại không chua dành cho những ai chưa quen với món ăn này.
2. Nơi nào nổi tiếng với món bánh xíu páo?
-
A. Hải Phòng
0%
- B. Thanh Hóa
0%- C. Nam Định
0%Chính xácBánh xíu páo đã theo chân người Hoa có mặt ở Nam Định từ lâu đời, hiện là món ăn vặt phổ biến ở địa phương.
Bánh nhỏ hơn lòng bàn tay, bên ngoài là lớp vỏ bột mì nướng xếp thành nhiều lớp mỏng, bên trong nhân mặn. Thành phần nhân gồm hỗn hợp thịt lợn thăn băm nhỏ cùng tỏi, mộc nhĩ, mỡ lợn, trứng gà hoặc trứng cút, ngũ vị hương, dầu hào, mật ong.
Bánh khi ra lò có vỏ giòn nhưng cắn không bị vỡ vụn. Thực khách nên sử dụng khi nóng để cảm nhận được vị thơm của thịt xíu, vị béo ngậy của thịt mỡ cùng vị cay cay của hạt tiêu.
3. Bún thối Gia Lai có nước dùng là mắm được ủ từ nguyên liệu nào?
-
A. Cua
0%
- B. Tôm
0%- C. Cá
0%Chính xácBún thối là món ăn nổi tiếng ở Gia Lai, diễn tả thứ mùi khó ngửi đặc trưng của nước dùng chan bún được làm từ cua.
Hàng ký cua đồng tươi được rửa sạch bỏ phần mai, lấy phần thân giã hoặc xay nhuyễn đem lọc lấy nước. Nước cua tươi được ủ khoảng một ngày đêm để lên men cho đến khi chuyển màu đen và bốc ra mùi nồng, thum thủm thì đem chế biến.
Khi bày ra tô, chủ quán rưới lên lớp bún một muôi nước mắm cua có măng và thịt ba chỉ. Những nét đặc sắc của bún mắm cua là mùi hắc, mặn mà của mắm, vị ngọt từ măng, vị cay của ớt, độ giòn của đồ chiên và sự thanh mát của rau, chanh.
4. Bún quậy có nguồn gốc từ vùng đất nào?
-
A. Phú Yên
0%
- B. Bình Định
0%- C. Phú Quốc
0%Chính xácBún quậy được nhiều người biết đến ở Phú Quốc nhưng có nguồn gốc từ món bún tôm theo chân người dân Bình Định di cư vào đảo Phú Quốc.
Ở Bình Định, bún tôm có cách chế biến đơn giản: Tôm để nguyên vỏ giã nhuyễn với gia vị được cho vào bún, rồi chan nước dùng nóng sôi vào tô là có thể ăn. Hiện bún quậy Phú Quốc đã được biến tấu từ khâu chế biến, nguyên liệu hay cách thưởng thức.
Một tô bún quậy thường có tôm, cá, mực tươi xay nhuyễn, hành ngò đã được xắt nhỏ, nước lèo, thêm gia vị rồi quậy đều cũng như để làm chín phần cá tôm.
5. "Chí mà phù" là tên gọi của món ăn nào dưới đây?
-
A. Chè vừng đen (mè đen)
0%
- B. Chè đậu xanh
0%- C. Chè trôi nước
0%Chính xácXuất xứ từ Trung Quốc, "chí mà phù" theo tiếng Quảng Đông nghĩa là chè vừng đen hay mè đen. Món chè làm từ vừng đen xay nhuyễn nấu chung với đường, thành hỗn hợp màu đen óng và sóng sánh, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh và thơm bùi khi ăn.
6. Đâu là tên gọi một loại bánh đặc sản của Thái Bình?
-
A. Bánh vừng
0%
- B. Bánh cáy
0%- C. Bánh lạc
0%Chính xácTừng là sản vật tiến vua, bánh cáy nay là một thức quà quê quý của người dân làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Bánh cáy được làm từ gạo nếp, lạc, vừng, nhào trộn trong mạch nha nóng hổi, sau đó đổ ra khuôn lót thêm mứt dừa xung quanh. Bánh dẻo mềm, ngọt bùi, được xắt thành từng thanh chữ nhật, ngon nhất khi dùng kèm trà xanh nóng.
- B. Bánh cáy
- B. Chè đậu xanh
- B. Bình Định
- B. Tôm
- B. Thanh Hóa
- B. Hrê