Chống biến đổi khí hậu, đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn

- Thưa bà, Unilever vừa đưa ra tuyên bố sẽ loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trong các sản phẩm vệ sinh vào năm 2030 với chương trình mang tên “Tương lai xanh”. Tuyên bố này sẽ thay đổi tương lai của các sản phẩm vệ sinh gia đình và nhà cửa của Unilever như thế nào?

Các bạn có thể đã biết, ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm vệ sinh và rất nhiều ngành khác đều đang phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch. Quá trình khai thác và sử dụng chúng sẽ sinh ra các chất thải, phát thải khí nhà kính…  tích tụ dần trong môi trường và trở thành một trong nhiều tác nhân gây nên sự biến đổi khí hậu.

Đó chính là điều trăn trở để chúng tôi quyết định đầu tư cho chương trình “Tương lai xanh” - thay thế 100% lượng cacbon có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch trong các công thức sản phẩm làm sạch và giặt giũ của Unilever bằng nguồn cacbon tái tạo hoặc tái sử dụng. Chúng tôi áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn vào cả việc đóng gói cũng như công thức sản phẩm ở quy mô toàn cầu nhằm giảm phát thải cacbon của các sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích như OMO, Sunlight, Cif và Vim. Theo tính toán, riêng sáng kiến này sẽ giúp giảm tới 20% dấu vết cacbon trong các công thức sản phẩm. Và kết quả là, chúng tôi sẽ làm cho các sản phẩm của mình trở nên rất thân thiện, giảm thiểu đáng kể tác động đối với môi trường.

{keywords}
 

- Cụ thể, Unilever sẽ làm thế nào để thoát khỏi “lối mòn” sử dụng nhiên liệu nguồn gốc hóa thạch tiến tới cam kết của “Tương lai xanh” vào năm 2030?

Trong nhiều năm qua, Unilever đã tích cực đầu tư nghiên cứu và phát triển những sản phẩm chăm sóc gia đình an toàn và thân thiện môi trường. Từ năm 2010 đến nay, với các sản phẩm chăm sóc gia đình, chúng tôi đã giảm được 21% dấu vết cacbon, giảm 6% dấu vết chất thải, và giảm 7% dấu vết nước (tính trên mỗi người tiêu dùng).

Với “Tương lai xanh”, chúng tôi đặt mục tiêu chính là thay thế nguồn nguyên nhiên liệu từ cacbon hóa thạch bằng các nguồn cacbon có sẵn trên mặt đất, hoàn toàn có thể khai thác, nhưng chưa hề được tận dụng như rác thải nhựa, thực vật, và thậm chí cả carbon dioxide (CO2) trong không khí. Chương trình “Tương lai xanh” hiện đang hỗ trợ các dự án hàng đầu trong ngành trên khắp thế giới và góp phần mang đến sự thay đổi đáng kể trong những sản phẩm vệ sinh và tẩy rửa của Unilever.

Ví dụ, tại Slovakia, Unilever đang hợp tác với công ty công nghệ sinh học hàng đầu là Evonik Industries để phát triển sản xuất rhamnolipids, một chất hoạt động bề mặt từ nguồn nguyên liệu tái tạo và phân hủy sinh học, đã được sử dụng trong nước rửa chén Sunlight tại Việt Nam và Quix tại Chile. Hay như tại Tuticorin, miền Nam Ấn Độ, Unilever đang tìm nguồn cung cấp soda - một thành phần chính trong bột giặt - được tạo ra bằng công nghệ tiên phong để thu gom CO2.

Đem đến các sản phẩm thân thiện môi trường

- Thưa bà, khi nào thì các sản phẩm của “Tương lai xanh”  sẽ đến tay người tiêu dùng Việt Nam? Giá cả và công dụng  có khác biệt gì so với các sản phẩm thông thường cùng loại? 

Từ phía tập đoàn đã có khoản đầu tư lên đến 1 tỷ euro cho chương trình “Tương lai xanh”, bên cạnh 1 tỷ euro đầu tư mới vào Quỹ Khí hậu & Tự nhiên. Khoản tiền này sẽ tài trợ cho việc nghiên cứu công nghệ sinh học, tái sử dụng CO2 và chất thải, các hóa chất hàm lượng cacbon thấp, công thức sản phẩm phân hủy sinh học và tiết kiệm nước, cũng như các giải pháp thay thế cho việc sử dụng nhựa nguyên sinh.

Với những thành quả khả quan trong nghiên cứu phát triển, cũng như khoản đầu tư táo bạo cho sáng kiến này, trong tương lai không xa, người tiêu dùng Việt Nam sẽ được trải nghiệm những sản phẩm của “Tương lai xanh” mà không phải lo lắng về giá cả, lại yên tâm về công năng, và hài lòng về tính thân thiện với môi trường.

{keywords}
 

- Bà có lạc quan với việc đưa ra sản phẩm “Tương lai xanh” trong thời gian đại dịch Covid-19 đang là khủng hoảng lớn nhất trên thế giới hiện nay? Đặc biệt là tại các thị trường mới nổi như Việt Nam, nơi mà giá cả là mối quan tâm chính của người tiêu dùng?

Chính trong giai đoạn này, chúng tôi nhận thấy các sản phẩm vệ sinh trở nên thiết yếu cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình để bảo vệ sức khỏe con người trước sự tấn công của vi khuẩn, virus. Bởi vậy, Unilever đã có rất nhiều chương trình chung tay cùng cộng đồng trên toàn thế giới và ở Việt Nam để phòng chống dịch bệnh hiệu quả như: hỗ trợ nguồn lực kịp thời, hay tổ chức chương trình giáo dục vệ sinh đúng cách … Song, bên cạnh các chương trình giải quyết vấn đề cấp thiết cho con người, với vai trò của doanh nghiệp đi đầu trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm bền vững, Unilever cần phải tiếp tục hành động chống biến đổi khí hậu. “Tương lai xanh” chính là sáng kiến táo bạo của chúng tôi nhằm chung tay giải quyết cuộc khủng hoảng lâu dài này.

Chúng tôi tin rằng người tiêu dùng tại các thị trường mới nổi, bao gồm cả Việt Nam, đang ngày càng quan tâm hơn đến các vấn đề môi trường trong các quyết định mua sắm hằng ngày. Khi người tiêu dùng trong nước ngày càng quan tâm nhiều hơn về thành phần và nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, trân trọng các giá trị nhân văn mà nhãn hàng và công ty xây dựng, tôi tin rằng họ sẽ đón nhận nhiệt liệt những sản phẩm chăm sóc gia đình mà chương trình “Tương lai xanh” giới thiệu tại thị trường Việt Nam.

Nguyên Hương (Thực hiện)