Tại Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2022 và triển khai công tác tuyển sinh năm 2023 diễn ra sáng nay (3/3), Bộ GD-ĐT cho biết công tác tuyển sinh năm nay về cơ bản giữ ổn định.

Trong kỳ tuyển sinh năm 2023, Quy chế tuyển sinh mà Bộ GD-ĐT ban hành năm 2022 tiếp tục được áp dụng.

Các trường ĐH, các trường CĐ tuyển sinh ngành GD mầm non (gọi chung là trường ĐH) ban hành quy chế tuyển sinh cụ thể hóa quy chế của Bộ GD-ĐT.

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT lưu ý năm 2023, lần đầu tiên quy định mới về điểm ưu tiên có hiệu lực.

Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ giảm dần; Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.

Theo Quy chế Tuyển sinh Đại học do Bộ GD-ĐT ban hành tháng 6/2022, mức điểm ưu tiên theo khu vực (KV) áp dụng cho KV1 là 0,75 điểm; KV2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5; KV2 là 0,25; KV3 không được tính điểm ưu tiên.

Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng ưu tiên 1 (gồm các đối tượng 01 đến 04) là 2,0 điểm và cho nhóm đối tượng ưu tiên 2 (gồm các đối tượng 05 đến 07) là 1,0 điểm.

Với quy định mới, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 - tổng điểm đạt được)/7,5] x mức điểm ưu tiên đã được quy định ở trên.

Phải xếp hạng đại học vì 'cuộc chiến' tuyển sinh

Phải xếp hạng đại học vì 'cuộc chiến' tuyển sinh

Theo các nhà nghiên cứu, một trong những lý do đến nay Việt Nam mới thực hiện xếp hạng đại học là đã hội đủ các điều kiện về dữ liệu thông tin. Mặt khác, nếu không xếp hạng, các trường đại học sẽ bị thua trong cuộc chiến tuyển sinh ngày càng gay gắt.