Không thể ngồi yên trước sự mở rộng nhanh chóng của GrabTaxi, Uber… Các hiệp hội Taxi, hiệp hội vận tải tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội đã liên tục có công văn gửi các cơ quan quản lý đề xuất cấm Uber, GrabTaxi kinh doanh vì lý do: kinh doanh taxi trá hình. “Cuộc chiến” ngày càng gay cần và nó chỉ được giải quyết khi đặt vẫn đề lợi ích khách hàng làm trung tâm.

Một kiểu kinh doanh trá hình?

Trong văn bản gần nhất gửi Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng ngày 5/11/2015, Hiệp hội Taxi TP. Hồ Chí Minh đề nghị cấm các công ty: Uber, GrabTaxi hoạt động tại Việt Nam vì “kinh doanh vận tải taxi trá hình”.

Dẫn ra hơn 100 xe Uber và GrabTaxi bị các cơ quan quản lý tại TP Hồ Chí Minh phạt vừa qua, ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP Hồ Chí Minh cho rằng, đó là con số “rất nhỏ” và cơ quan chức năng hoàn toàn chưa xử lý được với các tổ chức, cá nhân đang điều hành hoạt động kinh doanh “trá hình này”.

{keywords}

Cũng theo ông Hỷ, Uber, GrabTaxi kinh doanh trái phép khi không lắp bảng hiệu taxi, không phù hiệu, không lắp đồng hồ tính cước, kê khai giá cước, không ký hợp đồng, đóng bảo hiểm cho người lái xe…

Hiệp hội Taxi TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, loại hình “taxi trá hình”này dễ bị bọn tội phạm lợi dụng, đe dọa xâm phạm sức khỏe, tính mạng, tài sản của hành khách…

Trước đó, Hiệp hội Vận tải Hà Nội cũng có công văn với nội dung tương tự gửi tới Bộ Giao thông vận tải, đề nghị chấm dứt hoạt động của Uber và GrabTaxi tại Việt Nam.

“VN đang mở cửa thì có những hình thức kinh doanh mới, ứng dụng CNTT có hiệu quả thì cũng nên mở, thí điểm để rút kinh nghiệm. Tôi nghĩ, với loại hình kinh doanh vận tải mới như Uber hay GrabTaxi thì cái được cũng nhiều mà cái chưa được cũng không phải nhỏ. Nhưng tất cả hình thức mới đó đều có tính cạnh tranh nhưng anh đã mở ra phải kiểm soát được, có tiêu chí rõ ràng minh bạch để phát huy cái tích cực, hiệu quả của nó và hạn chế cái tiêu cực”. (ĐB Quốc hội Cao Sĩ Kiêm)

Mặc dù phản đối loại hình dịch vụ vận tải mới này nhưng dường như các hiệp hội đều né tránh thực tế là Chính phủ đã cho phép thí điểm ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý, kết nối hoạt động vận tải tại 5 thành phố lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa trong 2 năm tới theo mô hình Grabcar.

Nếu như thế, loại dịch vụ này sẽ không còn là “trá hình” mà đã được phép hoạt động dù là thí điểm. Sau 2 năm thí điểm, nếu loại hình Grabcar chứng minh được những ưu việt và được triển khai đại trà thì nó sẽ chuyển kinh doanh taxi theo một hướng khác và các hãng taxi truyền thống không thể đứng ngoài cuộc. .

Thực tế, đến nay, một số hãng taxi đã có những động thái thay đổi. Vinasun Group bắt đầu đầu tư phát triển phần mềm Vinasun App tương tự GrabTaxi, Uber và đã áp dụng tại một số tỉnh phía Nam. Một số hãng như Vạn Xuân,Thành Lợi, Bắc Á… liên kết với các công ty: GrabTaxi Việt Nam, Uber để sử dụng song song hai kênh: tổng đài điện thoại và phần mềm để kết nối với khách hàng.

Lựa chọn thuộc về người dùng

Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên, Việc phản ứng của các hãng taxi truyền thống là tất nhiên khi đang mất dần lợi thế cạnh tranh.

Tuy nhiên, theo ông Kiên, “việc điều hành chính sách của Nhà nước luôn phải hướng tới phục vụ số đông, phục vụ người tiêu dùng chứ không phải vì lợi ích của DN nào. Việc cho phép thí điểm và sau này có thể cho phép sử dụng công nghệ, kết nối khách hàng với DN kinh doanh vận tải sẽ tạo ra thị trường vận tải công cộng, đặc biệt là taxi sẽ linh hoạt hơn”.

Và theo ông Kiên, khách hàng là ‘thượng để, họ có quyền chọn những hình thức nào phù hợp..

{keywords}

Ông Kiên cho rằng, không nên lấy lý do này, lý do kia để hạn chế quyền tự do lựa chọn dịch vụ của người dân. Có thể ở thời điểm hiện tại, về mặt luật pháp, cũng phải làm rõ để tạo khuôn khổ cho dịch vụ mới hoạt động được. Nhưng cơ bản, khoa học kỹ thuật phát triển thì qui định, chính sách cũng phải thay đổi theo. Với các loại hình mới hoạt động theo cách thức, theo công nghệ mới thì qui định nào không phù hợp thì phải sửa.

Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng: CNTT hiện hữu trong tất cả lĩnh vực đời sống xã hội và mục tiêu là giảm chi phí mà người dân phải chi trả cho các dịch vụ, trong đó có vận tải, đảm bảo an toàn, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Như vậy, DN nào ứng dụng làm lợi cho dân thì các cơ quan nhà nước ủng hộ".

Ông Hùng cho rằng, khi quy định pháp luật chưa phù hợp thì tổ chức làm thí điểm. Sau khi làm tốt, được kiểm chứng, thì sẽ tạo hành lang pháp lý cho người làm ăn chân chính, mang lại lợi ích cho người dân.

"Các hãng taxi truyền thống hiện nay hoàn toàn có quyền tự xây dựng nền tảng công nghệ, giảm chi phí để cạnh tranh, không ai cấm cả”, ông Hùng nói.

Chia sẻ từ thực tế, ông Hùng cho biết, hiện vẫn còn tình trạng 1 cuộc gọi điện đặt xe có 10 "ông" chạy tới, vừa lãng phí, vừa ùn tắc, cản trở giao thông. Công nghệ mang lại chính lợi ích cho các DN thì các DN phải ủng hộ và chính họ có dám thay đổi hay không.

“Uber Taxi có ưu điểm, nhược điểm: CNTT cần phải được ứng dụng vào kinh doanh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Đó là thành quả của khoa học công nghệ, giảm thời gian đi lại, chạy xe rỗng… nhưng nó cũng gây sức ép cạnh tranh lớn nên các hãng taxi truyền thống. Xu hướng ứng dụng CNTT vào kinh doanh nói chung và vận tải nói riêng là không thể đảo ngược. Các DN không nên né tránh cơ quan quản lý nhà nước cũng phải sửa đổi chính sách để đảm bảo sân chơi, cạnh tranh bình đẳng cho các DN”. (ĐB Trần Hoàng Ngân)


Hà Anh

Bắt nghi can sát hại nữ doanh nhân Hà Linh ở Đài Loan