- “22 năm rồi nó vẫn nằm đó, dù nghèo đói đến đâu chúng tôi vẫn không muốn xa rời con, tôi biết nó đã không may nắm như con người ta nhưng ít nhất nó vẫn là con có cha có mẹ các chú à!”. 

TIN BÀI KHÁC:

Đó là những lời tâm sự chứa đầy nước mắt của Ông Đậu Hai và bà Phan Thị Liên ở thôn Hồng Nhất xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh trong hơn hai mơi năm nuôi dưỡng đứa con út bị dị tật bẩm sinh, Đậu Thị Tật sinh năm 1993.

{keywords}
Người cha già Đậu Hai bên người con bị khuyết tật bẩm sinh, khi mẹ đi đánh cá

Dưới cái nắng của miền trung 39 - 40C chúng tôi đi dọc theo ven dòng chảy của Sông Lam đến nhà cựu chiến binh Đậu Hai, sinh năm 1961 là bố của em Đậu Thị Tật, cảnh tượng trước mắt tôi là người cha già đang chắp vá tấm lưới cũ và đứa con bị dị tật đang nằm sát ngay trên một chiếc giường, với manh chiếu cũ đã sờn, dưới căn nhà tạm bợ nóng bức. Thấy đoàn chúng tôi đến người cựu chiến binh vội vàng gác lại tấm lưới, ánh mắt nhìn về đứa con đang nằm trên giường như muốn nói em nằm im để bố tiếp khách. Sau những câu chuyện ôn lại những kỷ niệm đẹp ở trong quân ngũ một thời. Trở về với thực tại là câu chuyện của người lính khi trở về địa phương và cuộc sống sau khi lập gia đình với nhiều sống gió gian khổ.

{keywords}

Ông Đậu Hai và vợ Phan Thị Liên bên con gái và sổ nợ ngân hàng sắp hết hạn

 Năm 1984 anh Đậu Hai kết hôn với chị Phan Thị Liên, sinh được 4 người con, một trai và ba cô con gái. Chẳng may cho gia đình là đứa con út là Đậu Thị Tật từ lúc sinh ra đã bị dị tật, trải qua không ít lần “thập tử nhất sinh”, vì thương con hai vợ chồng đã cố gắng vay mượn tiền từ anh, chị, em, bà con hàng xóm để chữa trị cho con. Cũng từ đó bao nhiêu tài sản trong gia đình “đội nón ra đi”, gần 10 năm nay gia đình thuộc diện hội nghèo, cận nghèo của xã. Lúc túng bấn thương con chúng tôi cầm cố cuốn sổ đỏ của gia đình để vay ngân hàng 40 triệu đồng chạy chữa thuốc thang cho con, qua nhiều bệnh viện từ Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, rồi hết tiền thấy con đau chúng tôi không nổi kìm lòng được.

{keywords}
Hai mươi hai tuổi Đậu Thị Tật với thân hình tiều tụy, teo tóp đáng thương 

Những cơn đau xé lòng người làm cha, làm mẹ

Những lúc trái gió trở trời, gia đình chúng tôi như ngồi trên đống lửa, sự sống của đứa con mình sinh ra thật yếu ớt, nó không thể nói, không tự đi lại được chỉ nằm bất động một chỗ, những cơn đau đã giằng xé con người Tật, tiếng rên rỉ, ánh mắt yếu ớt làn da tái dợt và sự đau đớn của con, vợ chồng tôi đau đớn vô cùng. Nhiều đêm những cơm gió ùa về trời mưa tầm tã con lại lên cơn co giật, nhiều lần tôi nghĩ nó không qua được. Cũng từ ngày đó cả gia đình chúng tôi ít khi có được tiếng cười, cuộc sống ngày càng bần hàn, bao nhiêu tài sản của gia đình cũng không còn gì.

Bà Liên chia sẻ “Các chú à tôi cũng thương con lắm, mà cũng trách mình nhiều, trách cho cái số vợ chồng tôi khổ, sinh con ra làm nó khổ hơn, không được bằng bạn bằng bè, chúng tôi đã làm khổ, làm đau đớn nó”. Sống ở vùng sông nước nên gia đình không có đất ruộng, tuy nhà đông người nhưng cũng chỉ trông chờ và chiếc xuồng tay và mấy tấm lưới nhỏ, hàng ngày vợ chồng thay phiên nhau trông con để đi thả lưới ở ven Sông Lam đoạn đi qua cầu Bến Thủy và dọc bờ sông Xuân Giang Hai. Ngày kiếm được nhiều thì được 80.000 – 120.000 đồng, nhiều hôm đánh hơn vài chục mẻ lưới nhưng cũng chỉ được mấy con cá bé mang về cả nhà ăn qua bữa. Có việc gì thì người ta thuê mướn, bốc gạch, làm phụ hồ…kiếm thêm tiền mua gạo để giành, tránh những hôm túng đói, mưa gió không đi đánh lưới được. Vì gia đình nghèo nên mấy anh, chị lớn của Tật cũng không được ăn học bằng bạn bằng bè, sớm phải bỏ học đi làm thêm để kiếm sống, vì vậy đã lập gia đình sớm, cuộc sống còn nhiều vất vả, chuyện chồng con ở xa nên cũng ít khi anh, chị về đây chăm sóc em được, tất cả mọi sinh hoạt của Tật đều do hai vợ chồng tôi làm.

Ước mơ có một quán nhỏ và ngôi nhà mới

Dưới căn nhà cấp bốn vỏn vẹn 25 m2 này chỉ còn lại vợ chồng tôi và đứa con út, nhiều hôm vợ chồng tôi ước mình có tiền mở một quán tạp hóa nhỏ để hàng ngày có điều kiện ở nhà chăm cho con được miếng ăn, được ở cạnh con. Nhiều đêm vì nghề sông nước nên vợ chồng phải đi làm lúc nửa đêm, để con một mình ở nhà chúng tôi bước ra đi cũng không kìm nổi nước mắt nhìn con. Sức khỏe vợ chồng tôi nay cũng đã già cả hai đều bị bệnh thoái hóa khớp, nên việc chèo xuồng đứng hàng giờ cũng rất vất vả, đêm về thì đau buốt nhiều lúc không có tiền đành cắm răng chịu đựng.

Thu nhập hàng tháng của gia đình cũng chỉ trong chờ vào số tiền trợ cấp hàng tháng ít ỏi của Tật (Em Tật được hưởng chế độ bảo trợ xã hội cho người khuyết tật được 360.000đ/1 tháng, mức đặc biệt nặng; và thêm 180,000đ/tháng khoản tiền chăm sóc cho người khuyết tật đặc biệt nặng) và những ngày vợ chồng, đánh bắt được ít cá, tôm, bán để mua thức ăn và chạy thuốc cho con. Nhiều lần mưa gió căn nhà cũ cũng đã xuống cấp, ẩm thấp qua nhiều năm chưa được sửa chữa, những tấm lợp đã bị giột nát vào mùa mưa và nóng bức vào mùa hè. Tài sản trong nhà cũng chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc xe đạp cũ và chiếc giường mà trước đây chúng tôi sắm được để cưới vợ cho con trai nay nó đi làm ăn xa nên để lại.

Biết được gia đình, khó khăn Giáo xứ Xã Đoài muốn nhận nuôi cháu, vợ chồng tôi không đành lòng để cháu đi xa, dù sao hơn hai mươi năm nay dù bữa cơm, bữa cháo, vợ chồng tôi cũng được thấy con nên sẽ nuôi nó đến khi nào ông trời không cho nó sống thì đành chấp nhận.

Chia tay gia đình người cựu chiến binh Đậu Hai trong nỗi buồn bao phủ khắp ngôi nhà, chúng tôi cứ suy nghĩ mãi về những số phận hắt hiu, buồn khổ vẫn còn hiện diện trong cuộc đời này. Giờ đây, nguy cơ đói khát vào những ngày mưa rét sắp tới là điều không thể tránh khỏi nếu không có tình thương yêu sẻ chia từ cộng đồng.

Ngô Lý, Thành Luân

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Đậu Hai vợ Phan Thị Liên thôn Hồng Nhất xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Số điện thoại: 01646234119

2. Qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ gia đình ông Đậu Hai ở Hà Tĩnh

- Qua TK ngân hàng Vietcombank:

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

-Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

-Address: 198 Tran Quang Khai, Han//oi, Vietnam

-SWIFT code: BFTVVNVX

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 1020.1000.158.2330

Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand

- Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Swift code:ICBVVNVX122

3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881

Email: banbandoc@vietnamnet.vn