Set cành quả thanh long ruột đỏ gây sốt

Mốt cắm các loại cành quả thời gian gần đây rộ lên ở Hà Nội. Chị em đua nhau săn lùng đủ thứ cành, từ cành quả hồng, cành quả táo mèo, cành lựu,... Trên thị trường mới đây lại xuất hiện cành quả thanh long khá lạ mắt, thu hút bởi màu xanh của thân cây và màu đỏ của quả.

Cành thanh long bản chất là cành rủ, khi cắm lên bình, những khách trải nghiệm lần đầu đều phản ánh khó cắm, nhưng khi cắm xong thì vô cùng thích bởi màu sắc xanh - đỏ của cành, của quả thanh long làm cho không gian nhà sáng lên. Cành thanh long rất khỏe, khi cắm vào bình chơi cũng là thời gian cây sống thủy sinh nên cành có độ bền lâu, thoải mái chơi trong nửa tháng hay thậm chí cả tháng.

{keywords}
Những cành thanh long được cắm rất đẹp mắt.

Khách mua cành thanh long cắm chơi xong có thể mang trồng thành cây, 1-2 năm sau là có quả. Giá mỗi set cành quả thanh long ruột đỏ từ 190.000-350.000 đồng, đang được nhiều chị em ở Hà Nội tìm mua về cắm chơi vì sự độc lạ.

Bánh trung thu lạ 'hút' khách

Cận Tết Trung thu 2017, chị Nguyễn Thị Thuần ở Khu đô thị Linh Đàm (Hà Nội) nảy ra ý tưởng thử làm bánh trung thu rau câu caramen kem tươi. Lý do là bởi, bản thân chị và con gái thấy ăn bánh trung thu truyền thống quá ngọt do cho nhiều đường, tinh bột và mỡ động vật. Vì thế, mấy mẹ con ăn nhanh ngán và đều sợ béo.

Còn với  bánh trung thu rau câu thì khác. “Khi ăn, cả nhà rất thích vì hương thơm đặc trưng, có độ bùi, béo, độ giòn, đặt lên đầu lưỡi thì bánh mát lạnh, tan ngay, ăn vèo hết cả cái mà không ngán. Mỗi khi mở tủ lạnh, hương thơm của bánh ngào ngạt rất kích thích vị giác, cả nhà ai cũng thích”, chị Thuần chia sẻ.

{keywords}
Bánh trung thu rau câu 3D

Mấy năm nay, cứ qua Rằm tháng 7, nhà chị Thuần lại tất bật gia công các loại nguyên liệu rồi huy động nhân lực làm bánh trung thu rau câu 3D tươi để bán cho khách sành ăn. Bánh trung thu rau câu 3D có 4 vị: cà phê, trà xanh, lá nếp, thanh long được làm từ rau câu, sữa tươi, sữa đặc và một số loại kem chuyên dùng. Bánh trung thu rau câu 3D có giá 35.000 đồng/chiếc.

Tuyên Quang: Nuôi cỏ dại để giữ cam

Cam là sản phẩm chủ lực của xã Phù Lưu (Hàm Yên, Tuyên Quang) với hơn 2.400 ha. Trung bình một hộ dân tại xã này có 1 ha đất trồng cam. Sản lượng cam thu hoạch tại đây đạt hơn 40.000 tấn/năm. Để đảm bảo cho sự phát triển của cây cam, người nông dân đã ứng dụng nhiều mô hình độc, lạ, nhưng đầy hiệu quả. 

Nhiều năm trở lại đây, thay vì dùng thuốc trừ sâu để diệt cỏ, các hộ trồng cam đã “lấy độc trị độc”, trồng cây cỏ lạc dại để nuôi cam. Những cây cỏ dại có nguồn gốc từ Nam Mỹ này đang được phủ kín trên các triền đồi ở Phù Lưu (Hàm Yên). Mô hình này giúp giữ độ ẩm cho đất, cải tạo hệ sinh thái và tăng năng suất của các vườn cam.

Rượu chảy ra từ thân cây ở Quảng Nam

Từ bao đời nay, người Cơ Tu ở vùng biên viễn quanh năm mù sương Tây Giang (Quảng Nam) luôn truyền cho nhau cách lấy một loại nước "thần kỳ" từ thân cây Tr’đin. Đây là loại nước được ví như "rượu nhà trời" vì không phải chưng cất từ men với gạo trên ngọn lửa nóng rực như vẫn thường thấy, mà được chiết xuất từ những giọt nhựa của một loại cây quý, tinh hoa của núi rừng là Tr’đin.

{keywords}
Người dân dùng ống tre hứng “rượu trời”. (Ảnh: An Ninh Thế Giới)

Tr’đin là loài cây được xem là đặc sản của thiên nhiên ban tặng đồng bào dân tộc Cơ Tu. Cây cao chừng 15m, thân thẳng tắp, lá xanh ngắt. Cây Tr’đin giống cây đủng đỉnh dưới xuôi, mọc ở khu vực ẩm ướt, nhất là cạnh suối nước.

Người dân địa phương cho biết, rượu Tr’đin là thức uống độc đáo của người Cơ Tu. Ngoài ra, người Cơ Tu còn có rượu T’vạt (đoát), Adương (song mây) uống rất ngon và bổ. Nhưng “Thiên hạ đệ nhất tửu Trường Sơn” vẫn là rượu Tr’đin.

Đặc sản xứ Nghệ: Chuột đồng nức tiếng

Huyện lúa Yên Thành (Nghệ An) từ lâu được người dân gắn với biệt danh "dân thịt chuột", bởi đây là vùng quê nổi tiếng có món thịt chuột đồng nức tiếng "có một không hai". Tùy vào sở thích mỗi người mà thịt chuột được chế biến thành nhiều món khác nhau như: chuột xào sả ớt cuốn với lá cải cay, chuột nấu giả cầy, chuột nướng, chuột rim xúc bánh đa,...

Thịt chuột hiện không chỉ là thực phẩm ăn hàng ngày của các gia đình ở thôn quê mà còn là những món ăn "đặc sản" mà ở thành phố nhiều người cũng rất ưa thích. 

Chàng trai biến gỗ vụn thành phố cổ, nhà mini

Do công việc bị ảnh hưởng vì dịch bệnh, trong thời gian nghỉ ở nhà, Trần Minh Tân (sinh năm 1994, ở Đồng Nai) đã làm ra những mô hình phố cổ, nhà cửa từ các mảnh gỗ vụn, được nhiều người tìm mua. Giá bán cho mỗi sản phẩm từ 250.000-500.000 đồng.

{keywords}
Những sản phẩm từ gỗ vụ của anh Tân được nhiều khách hàng yêu thích. (Ảnh: Zing)

Đầu tháng 3/2021, sau một lần đi qua xưởng mộc thấy những tấm gỗ vụn vứt lăn lóc, Tân bắt tay vào làm những ngôi nhà ngỗ mini.

“Mình thường xuyên tiếp xúc với gỗ vì công việc chính là thiết kế nội thất. Nhiều lần thấy các nhà xưởng bỏ đi nhiều gỗ vụn, gỗ thừa, mình quyết định xin về làm đồ handmade để vừa thỏa sức sáng tạo, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Ban đầu, đi thu gom gỗ, nhiều người thắc mắc hành động của mình. Thế nhưng, sau khi xem các tác phẩm từ những mảnh gỗ bỏ đi thì họ hiểu ra và rất thích thú", anh Tân chia sẻ trên Zing.

"Thủy quái" siêu to khổng lồ ở hồ Tuyên Quang

Báo Tuyên Quang thông tin, ông Lý Thanh Quý, ở xã Thổ Bình (Lâm Bình, Tuyên Quang), vừa bắt được con cá "siêu to khổng lồ". Con cá mè này nặng tới 44kg. Đây là con cá lớn nhất trong 15 năm làm nghề đánh bắt cá mà ông đánh được.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên người dân làm nghề chài lưới của hai huyện Na Hang và Lâm Bình bắt được cá lớn. Đã có những con cá từ 40-60 kg được người dân bắt trên vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. 

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Đặc sản 'rượu trời' chảy ra từ thân cây ở Quảng Nam

Đặc sản 'rượu trời' chảy ra từ thân cây ở Quảng Nam

Trên vùng biên viễn quanh năm mù sương, người cơ tu ở Tây Giang (Quảng Nam) có một loại “rượu” đặc biệt, gọi là rượu Tr’đin.