Chiều 17/11, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị đang điều trị cho hàng chục bệnh nhân mắc bệnh Whitmore sau đợt mưa lũ kéo dài.

{keywords}
Một bệnh nhân nhiễm Whitmore đang được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Trong đó, có 50% bệnh nhân đến từ các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và 50% bệnh nhân còn lại đến từ các huyện, thị xã Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Thủy (thuộc tỉnh TT-Huế).

BS CKII Hoàng Thị Lan Hương - Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, bệnh Whitmore do trực khuẩn gram âm Burkholderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn được tìm thấy trong đất, nước bẩn, trong các cánh đồng lúa gạo và các vùng nước tù đọng sau đó lây lan sang người, động vật qua tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ô nhiễm.

Vi khuẩn Whitmore từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua những vị trí da bị xây xước, qua các vết thương do tai nạn (tai nạn lao động, TNGT, chơi thể thao), hoặc hít phải bụi, hơi nước có nhiễm khuẩn hoặc uống nước có nhiễm khuẩn Whitmore.

“Sau khi xâm nhập, chúng gây thành các mụn mủ to hoặc nhỏ tùy theo mức độ, đôi khi là một ổ áp xe lớn. Vi khuẩn theo dòng máu đi đến khắp các cơ quan trong cơ thể, nhất là gan, lách, phổi gây nên các ổ áp xe từ nhỏ đến lớn.

Hầu hết bệnh nhân nhiễm Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, không rõ ràng, tổn thương đa cơ quan. Nếu bệnh nhân không được phát hiện bệnh sớm và được điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn tiến trầm trọng, dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, gây suy nhiều cơ quan, tạng và tử vong”, BS Hoàng Thị Lan Hương cho biết.

Cũng theo bà Hương, trong số gần 30 ca đang điều trị tại đơn vị này thì có nhiều bệnh nhân nhập viện vào giai đoạn muộn của bệnh, khi đã bị nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng dẫn đến khó khăn trong việc điều trị, chi phí điều trị cao nhưng kết quả không khả quan.

Để chủ động phòng bệnh Whitmore, Phó GĐ Bệnh viện Trung ương Huế khuyến cáo người dân cần hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn ở vùng lũ, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng trước lũ. Sử dụng giày, dép và găng tay khi thường xuyên làm việc có tiếp xúc với đất và nước bẩn, nước lụt. Khi có vết thương hở, vết loét... cần tránh tiếp xúc với đất, nước lụt bị ô nhễm nặng.

Quang Thành        

Người đầu tiên nhiễm HIV ở Việt Nam vẫn sống khoẻ mạnh sau 30 năm

Người đầu tiên nhiễm HIV ở Việt Nam vẫn sống khoẻ mạnh sau 30 năm

Việt Nam lần đầu ghi nhận một trường hợp nhiễm HIV vào tháng 12 năm 1990. Đến nay, người phụ nữ này vẫn đang sống khỏe mạnh.