1. Vị vua nào giải tán cả hậu cung vì hoàng hậu?
-
Tự Đức
0%
-
Minh Mạng
0%
-
Thiệu Trị
0%
-
Bảo Đại
0%
Vua Bảo Đại (1913-1997) - vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam, từng bất chấp tất cả để lấy bằng được người đẹp Nguyễn Hữu Thị Lan, sau này là Nam Phương hoàng hậu.
Nguyễn Hữu Thị Lan gặp vua Bảo Đại trong một buổi dạ tiệc tại Đà Lạt. Cuộc gặp này đã để lại cho vua ấn tượng sâu sắc. Ông bị cuốn hút bởi người con gái có gương mặt thanh tú dù không trang điểm.
Khi vua Bảo Đại ngỏ lời cầu hôn, bà đưa ra các điều kiện: giải tán tam cung lục viện, không còn chuyện năm thê bảy thiếp như những vị vua xưa; phải được tấn phong làm hoàng hậu ngay sau ngày cưới; được giữ lại nguyên đạo Công giáo và các con sau khi sinh ra đều được rửa tội, giữ đạo...
Sau khi cưới được hoàng hậu Nam Phương, vua Bảo Đại đã giải tán tam cung lục viện, chấp nhận cuộc sống một vợ một chồng hứa hẹn trọn đời chung thủy.
2. Hoàng hậu làm gì khi có người chen chân vào cuộc hôn nhân của mình?
-
Im lặng
0%
-
Viết thư cho chồng
0%
-
Viết thư cho tình nhân
0%
-
Viết thư cho cả chồng và tình nhân
0%
Những ngày mật ngọt của Hoàng hậu Nam Phương kết thúc sau khi Bảo Đại thoái vị, ra Hà Nội làm cố vấn. Ngay sau khi ra Hà Nội, Bảo Đại liên tiếp có các mối quan hệ tình ái ngoài luồng với Mộng Điệp, Lý Lệ Hà, Lê Thị Phi Ánh...
Biết mối quan hệ của chồng, bà đã gửi lá thư tay tới cựu hoàng Bảo Đại. Bà không hề nhắc đến tên những người phụ nữ đã chen chân vào đời sống vợ chồng của bà và cựu hoàng. Bà cũng không có lời lẽ nào trách cứ chồng. Bà chỉ mượn câu chuyện giữa bà và thân mẫu Bảo Đại để khẳng định danh vị và vị thế của mình.
Ngoài ra, Nam Phương Hoàng hậu đã gửi riêng nhân tình của chồng là Lý Lệ Hà một lá thư. Bức thư vỏn vẹn 66 chữ nhưng vẫn được xem là màn "đánh ghen" thâm thúy của vị hoàng hậu cuối cùng.
“Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương!”.
3. Bà là vị hoàng hậu đặc biệt của nhà Nguyễn vì điều gì?
-
Là vị hoàng hậu duy nhất nhà Nguyễn mang quốc tịch nước ngoài
0%
-
Là vị hoàng hậu duy nhất nhà Nguyễn được song táng cùng vua
0%
-
Là vị hoàng hậu duy nhất nhà Nguyễn được sắc phong khi còn sống
0%
-
Là vị hoàng hậu duy nhất nhà Nguyễn đi tu
0%
Nam Phương Hoàng hậu là vị hoàng hậu duy nhất của nhà Nguyễn mang quốc tịch nước ngoài. Bà là công dân Pháp trước khi làm vợ vua. Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, mặc dù quê ở Tiền Giang nhưng bà Nguyễn Hữu Thị Lan mang quốc tịch Pháp với tên Pháp là Mariette Jeanne, sống và học tại Sài Gòn.
Ngoài ra, bà cũng là một trong hai vị hoàng hậu được sắc phong khi còn sống của triều Nguyễn, bên cạnh Thừa Thiên Cao Hoàng hậu - Tống Thị Lan (vợ vua Gia Long).
4. Sau khi chồng thoái vị, bà sống những năm cuối đời ở đâu?
-
Tiền Giang
0%
-
Đà Lạt
0%
-
Pháp
0%
-
Huế
0%
Theo Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, sau khi vua Bảo Đại thoái vị, năm 1947, Nam Phương Hoàng hậu cùng các con rời Việt Nam sang Pháp. Ở đây, bà được nhận khối tài sản lớn do cha đẻ trao cho gồm một chung cư lớn tại Neuilly và Đại lộ Opera, cùng nhiều nhà đất khác… Bà chia cho các con, chỉ giữ lại một trang trại ở Chabrignac.
Bảo Đại ít khi về thăm bà, chỉ vài lần và thường rất ngắn ngủi. Hoàng hậu Nam Phương qua đời vào năm 1963. Những năm cuối đời, vị hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn sống cô đơn, không có người thân bên cạnh ngoài hai người giúp việc. Khi đó, các con bà đều đang học tập và làm việc ở Paris.
5. Dinh thự người Pháp tặng vua Bảo Đại hiện được đặt ở đâu miền Bắc?
-
Hà Nội
0%
-
Quảng Ninh
0%
-
Hưng Yên
0%
-
Hải Phòng
0%
Dinh thự Bảo Đại được Toàn quyền Đông Dương xây dựng năm 1928 ở vị trí đắc địa tại Đồ Sơn (Hải Phòng) để làm nơi nghỉ dưỡng, sau đó tặng lại cho vua Bảo Đại. Dinh thự Bảo Đại có diện tích 1.000m2 nằm trong khuôn viên rộng hơn 3.700m2 trên đỉnh đồi Vung, thuộc khu 2 Đồ Sơn, phường Vạn Hương.
Dinh thự duy nhất của vị vua cuối cùng nhà Nguyễn ở miền Bắc nằm ở độ cao gần 40m so với mặt nước biển, xung quanh cây cối xanh mát và nhìn thẳng ra bãi biển. Dinh thự này được vua Bảo Đại sử dụng từ năm 1933 đến năm 1954.