Đó là phát biểu của ông Đỗ Hữu Hào, nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương-Chủ tịch Hội kỹ sư ô tô Việt Nam tại Hội thảo “Tiềm năng, nhu cầu phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe máy Việt Nam và cơ hội cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ” diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm lần thứ 16 về các phương tiện giao thông và công nghiệp hỗ trợ  2019.

{keywords}
Các tham luận tại Hội thảo đưa ra một cái nhìn khách quan, tích cực cho sự phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe máy ở Việt Nam trong tương lai. 

Ông Đỗ Hữu Hào  khẳng định: “Ngành ô tô Việt Nam trong tương lai sẽ phát triển vững chắc. Bởi kinh tế Việt Nam đang có đà tăng trưởng tốt. Một số doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam bắt đầu tham gia thị trường. Và… một vài doanh nghiệp có ý định sẽ sản xuất ô tô điện”.

Cũng theo ông Đỗ Hữu Hào, hiện nay cả nước Việt Nam có khoảng 3 triệu xe ô tô tương đương với chỉ có trên 20 xe/1 nghìn người dân, tỉ lệ rất nhỏ. Đối với thị trường 90 triệu dân thì còn nhiều cơ hội lớn về thị trường cho ngành công nghiệp ô tô phát triển.

Mặc dù trước mắt, Việt Nam vẫn là một thị trường nhỏ bé với số lượng xe không đáng kể, công nghệ chưa cao nhưng hy vọng những năm tới nó sẽ có bước nhảy vọt trên cơ sở hướng đến phát triển mới.

Bà Phạm Thu Trang, đại diện Vụ Chính sách Thuế-Bộ Tài chính cho biết, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong vài năm trở lại đây. Tốc độ tăng trưởng trung bình xe sản xuất lắp ráp trong nước giai đoạn 2015-2018 đạt 10%. (Năm 2015, sản lượng sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước đạt trên 200 nghìn xe/năm, tốc độ tăng so với 2014 đạt 51%. Năm 2016, sản lượng tiếp tục tăng mạnh, đạt trên 283,3 nghìn xe/năm, tăng 38% so với năm 2015. Năm 2017, sản lượng sản xuất, lắp ráp đạt 258,7 ngàn xe, giảm 9% so với năm 2016; năm 2018 đạt 250 ngàn xe, giảm khoảng 3% so với năm 2017). 

{keywords}
Tương lai ngành ô tô Việt Nam sẽ  phát triển vững chắc. 

Tính đến hết năm 2018, cả nước có 358 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô; trong đó, có 50 doanh nghiệp lắp ráp ôtô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô... Có nhiều hãng lớn có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước (Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, Honda, GM, Chevrolet, Ford, Mitsubishi, Nissan, Suzuki, Isuzu, Mercedes-Benz, Hino) đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ trong nước.

Một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia sâu vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu. Ngành công nghiệp ô tô đã đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng tỷ USD/năm và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp.

Ttrong thời gian qua Quốc hội, Chính phủ thông qua và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi cho ngành SX, LR ô tô tại các pháp luật về đầu tư, thuế (xuất nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt), tín dụng, tiền thuê đất... nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phát triển. 

Trước đó, phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm Vietnam AutoExpo 2019, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng cho biết, Chính phủ Việt Nam chủ trương phát triển ngành ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng của  đất nước đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe tải, xe khách thông dụng và các xe chuyên dụng Phấn đấu trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng và một số cụm chi tiết có giá trị cao trong chuỗi sản xuất  công nghiệp ô tô thế giới  góp phần tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác. Đây là mục tiêu chung quy hoạch phát triển ngành mô tô VN đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

Dự báo đến năm 2030 Việt Nam có từ 466.000 đến 863.000 xe ô tô mới gia nhập thị trường; đến năm 2020 số lượng xe máy cũng sẽ đạt khoảng 36 triệu chiếc. Mặt khác, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện cũng là những yếu tố thuận lợi giúp các doanh nghiệp ô tô, xe máy và công nghiệp phụ trợ phát triển. Với dự báo và những yếu tố trên, có thể nói ngành công nghiệp, thị trường ô tô, xe máy và công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh...

 Y Nhụy 

10 siêu xe đắt nhất trong ngành công nghiệp ô tô

10 siêu xe đắt nhất trong ngành công nghiệp ô tô

Siêu xe Bugatti La Voiture Noire vừa được giới thiệu tại Geneva Motor Show 2019 đang giữ ngôi vị xe đắt nhất lịch sử.