Chuyên gia Israel khuyến nghị, giáo dục phổ thông của Việt Nam cần tập trung giảng dạy 3 môn tiếng Anh, Toán và CNTT nếu muốn thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo.
Bà Ester Barak Landes chia sẻ nhiều kinh nghiệm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp của Israel với Việt Nam. Ảnh: V.A |
"Israel xác định Đổi mới là một chiến lược quốc gia. Chính phủ thành lập ra nhiều quỹ và các chương trình khuyến khích đổi mới, sáng tạo; ưu đãi thuế cho doanh nghiệp hay cho hoạt động đầu tư nước ngoài; Giảm kiểm soát đối với thị trường vốn; đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ và hợp tác tài trợ R&D với các nước trên thế giới; Mở rộng mô hình các vườn ươm khởi nghiệp...
"Thúc đẩy khởi nghiệp không phải là việc mà riêng một tổ chức, cá nhân nào có thể làm được. Hệ sinh thái khởi nghiệp phải là sự liên kết của nhiều cấu phần, như hỗ trợ từ phía Chính phủ, bản thân vai trò của các công ty khởi nghiệp, nguồn vốn đầu tư từ các quỹ và nhà đầu tư, các viện nghiên cứu, trường học - nơi cung cấp nhân lực cho khởi nghiệp. Chỉ khi nào các yếu tố này tương tác, liên kết hiệu quả với nhau thì mới tạo thành một hệ sinh thái lành mạnh", ông Luvton phân tích.
Có rất nhiều việc mà chỉ Chính phủ mới có thể tháo gỡ được cho cộng đồng khởi nghiệp, chẳng hạn như đào tạo nhân lực, hình thành môi trường thuế, cơ chế bảo vệ sở hữu trí tuệ, xây dựng hạ tầng.... Tuy nhiên, Chính phủ Israel không cố gắng làm thay việc hoặc cạnh tranh với khu vực tư nhân. "Có những việc chúng tôi biết rõ không thể làm tốt bằng tư nhân như thu hút vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm như thế nào, vận hành kinh doanh ra sao .Do đó, hợp tác công tư PPP chính là bí quyết thành công, nó giúp phát huy các điểm mạnh của cả Nhà nước lẫn tư nhân và giảm bớt các điểm yếu", vị chuyên gia này cho hay.
"Trong hệ sinh thái đó, một vài dự án có thể thất bại, nhưng toàn hệ thống, toàn hệ sinh thái sẽ dần lớn mạnh từ những thất bại đó. Chúng ta không thể xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp nếu không chấp nhận có yếu tố rủi ro trong đó".
Để thúc đẩy khởi nghiệp, ông Luvton cho rằng Việt Nam cần có môi trường pháp lý tạo cơ chế hút vốn một cách phù hợp, cần có sự phối hợp hiệu quả giữa Chính phủ và khu vực tư nhân, cũng như đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành, cơ quan quản lý với nhau. Chính phủ cũng phải liên tục kiểm soát, giám sát, điều chỉnh chính sách tùy theo tình hình thực tế. "Đây là một hành trình dài, có thể mất nhiều năm mới xây dựng được một hệ sinh thái như vậy. Nó đòi hỏi sự cam kết sâu từ tất cả các thành tố tham gia",ông Luvton kết luận.
T.C