Bệnh trở nặng vì quá nghèo

Bước vào một phòng điều trị dành cho các bệnh nhân ung thư, một cảnh tượng rất đặc biệt diễn ra. Một số bệnh nhân ung thư tập trung lại, người góp vài chục ngàn, người góp trăm ngàn đồng ủng hộ chị Lò Thị Thanh (29 tuổi, bản Ten Tre, xã Mường Sại, Quỳnh Nhai, Sơn La) đang bị bệnh ung thư xương ác tính. 

Dù rằng, những bệnh nhân đó cũng đang rất khó khăn về kinh tế nhưng họ vẫn cố gắng để san sẻ phần nào. Họ đều hiểu căn bệnh hiểm nghèo thường trực đe doạ mạng sống mình. Thế nên, họ muốn dành chút tình cảm cho một số phận bất hạnh hơn họ gấp bội phần. 

{keywords}
Chị Lò Thị Thanh mắc bệnh ung thư nhưng không có tiền chữa trị

Chị Thanh vốn là người dân tộc La Ha. Cuộc sống nghèo nàn ở bản khiến chị chẳng có tiền để đi khám cách đây 2 năm về trước. Những cơn đau nhức cứ thế xuất hiện dày vò, khiến chị đau đớn đến phát điên, không tài nào chịu nổi. Mãi đến tháng 5/2019, chị Thanh mới đến bệnh viện  tỉnh Sơn La làm xét nghiệm. 

Chính các bác sĩ cũng quá đỗi ngạc nhiên khi khối u rất to mà bệnh nhân vẫn còn cố chịu đựng ở nhà. Dù nhận được lời khuyên sớm ra Hà Nội làm phẫu thuật song hoàn cảnh quá nghèo, chị Thanh đành phải về nhà tiếp tục cắn răng chịu đựng. 

Để có tiền, gia đình chị bán đi con bò được Nhà nước cho thuộc dạng hộ nghèo để đổi lấy hơn chục triệu đồng, nhưng vì không biết nên chỉ đi bốc thuốc nam. Tuy nhiên, tình trạng ngày càng tồi tệ hơn, gia đình chị buộc phải vay mượn thêm hơn chục triệu nữa để đưa chị xuống bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội điều trị. 

Bố còm cõi xin ăn cùng con cầm cự qua ngày 

Gia đình chị Thanh vốn mưu sinh bằng nghề làm nương. Thu nhập cả năm chỉ được khoảng 4 triệu đồng. Chừng đó phần nào thấy được nỗi khó nhọc của những bệnh nhân thuộc vùng dân tộc thiểu số như chị Thanh. 

10 triệu vay mượn khắp bản đáng giá bằng tiền ăn hơn 2 năm dành cho gia đình chị nhưng cũng chẳng thấm tháp vào đâu. Số tiền nhanh chóng hết sạch chỉ sau một thời gian ngắn chị nằm viện. 

{keywords}
Thương con gái nhưng chú Lò Văn Tranh chẳng biết làm cách nào vì nhà quá nghèo

Bố chị Thanh, chú Lò Văn Tranh đành phải lê lết đi xin cơm từ thiện khắp nơi những mong cùng con gái bám trụ ở bệnh viện giành giật sự sống. Bởi giờ có về thì cũng chẳng đủ tiền đi xe. Trong khi khối u xương của chị Thanh mỗi ngày một to hơn. 

Chị Tranh chia sẻ, nhiều lúc muốn bỏ về vì giờ nhà chị mang một đống nợ làm có khi vài năm chưa chắc trả được. Nhưng chị lại sơ bố buồn vì gia đình luôn hy vọng sẽ có một phép màu đến với con mình.

Nhận chút lòng thành từ những người bệnh cùng phòng, chị rưng rưng nước mắt. Giữa cái nơi cận kề sinh tử, chị cảm nhận được chút tình người còn vương lại để giúp chị chờ đợi ca phẫu thuật đến với mình. Nỗi canh cánh về những khoản tiền quá khổng lồ đối với một gia đình dân tộc thiểu số khiến chị chẳng thể nguôi ngoai. 

Phạm Bắc

 

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chú Lò Văn Tranh. Địa chỉ: Bản Ten Tre, xã Mường Sại, Quỳnh Nhai, Sơn La. SĐT: 0359495233. 
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.084 (chị Lò Thị Thanh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436.

Ông bà già yếu xin giúp cháu trai mồ côi được tiếp tục đến trường

Ông bà già yếu xin giúp cháu trai mồ côi được tiếp tục đến trường

Bé Minh Chiến từ nhỏ đã mồ côi ba mẹ, sống nương tựa vào ông bà nội. Nhưng ở cái tuổi gần 70, cả hai ông bà đều đã già yếu, lại bệnh tật, chẳng biết còn có thể nuôi con thêm được bao lâu.