- Khu vực đề xuất nghiên cứu lập dự án có tổng diện tích khoảng 32.158 m2 đất bao gồm đất hiện tại của SVĐ Hàng Đẫy (23.433 m2), đất của nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức (6.938 m2) và khu đất của Sở Kế hoạch & Đầu tư (1.787 m2).

>> Hà Nội xin giao hơn 3,2ha ‘đất vàng’ sân Hàng Đẫy không qua đấu giá

Như VietNamNet thông tin, UBND TP.Hà Nội vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng Tổ hợp thể thao Sân vận động (SVĐ) Hàng Đẫy để phục vụ Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) diễn ra vào năm 2021.

TP Hà Nội dự kiến tổng mức đầu tư tổ hợp thể thao sân vận động Hàng Đẫy khoảng 6.309 tỷ đồng, theo nguồn vốn xã hội hóa 100%. Đổi lại, nhà đầu tư được khai thác, vận hành sân vận động khoảng 50 năm.

Đáng chú ý, thành phố Hà Nội đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chấp thuận cơ chế triển khai dự án Tổ hợp thể thao SVĐ Hàng Đẫy theo thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Luật Đầu tư mà không phải đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm I khoản 2 điều 118 Luật Đất đai.

Doanh nghiệp được đề nghị giao khu đất này là Tập đoàn T&T của “Bầu” Hiển (ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn T&T).

{keywords}
Sân vận động Hàng Đẫy nằm trên khu đất vàng phố Trịnh Hoài Đức (Hà Nội) sắp được xây mới.
{keywords}
SVĐ Hàng Đẫy hiện nay được khánh thành năm 1958 có sức chứa khoảng 22.500 chỗ ngồi, khán đài xây theo hình lòng chảo có 20 bậc.
{keywords}
60 năm hoạt động, SVĐ Hàng Đẫy nhiều lần được cải tạo sau mỗi lần xuống cấp.
{keywords}
Khu vực đề xuất nghiên cứu lập dự án Tổ hợp thể thao SVĐ Hàng Đẫy mới có tổng diện tích khoảng 32.158 m2 đất bao gồm đất hiện tại của SVĐ Hàng Đẫy (23.433 m2), đất của nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức (6.938 m2) và khu đất của Sở Kế hoạch & Đầu tư (1.787 m2).
{keywords}
Tổng mức đầu tư dự kiến xây tổ hợp thể thao Hàng Đẫy được dự kiến khoảng 6.309 tỷ đồng, theo nguồn vốn xã hội hóa 100%. Nhà đầu tư được khai thác, vận hành sân vận động khoảng 50 năm.
{keywords}
Theo đề xuất khu liên hợp thể thao này sẽ xây dựng 3 hạng mục gồm: Sân vận động kết hợp thương mại dịch vụ (trên nền sân vận động Hàng Đẫy hiện tại); Khu vực nhà thi đấu đa năng kết hợp thương mại dịch vụ và văn phòng (trên nền đất nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức); Khu thứ 3 là khu văn phòng kết hợp quảng trường (xây trên đất của Sở KH&ĐT hiện nay).
{keywords}
Bên cạnh sân vận động, quần thể dự án còn có cả khu nhà trung tâm điều hành, văn phòng với một loạt công trình dịch vụ, văn hóa như rạp chiếu phim, trung tâm tổ chức sự kiện hay hệ thống tầng hầm để xe...
{keywords}
Thành phố Hà Nội đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chấp thuận cơ chế triển khai dự án Tổ hợp thể thao SVĐ Hàng Đẫy theo thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Luật Đầu tư mà không phải đấu giá quyền sử dụng đất.
{keywords}
Hơn 3,2 ha đất (gồm SVĐ Hàng Đẫy, Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức, trụ sở Sở KH&ĐT…) đều là đất công, được giao cho một một số cơ quan, đơn vị Nhà nước sử dụng, quản lý. Nếu thực hiện dự án Tổ hợp thể thao SVĐ Hàng Đẫy thì sẽ phải sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo quy định.
{keywords}
Theo TP Hà Nội, thời gian chuẩn bị SEA Games 31 (tháng 10/2021) không còn nhiều, dự án thuộc lĩnh vực thể dục thể thao là lĩnh vực khuyến khích xã hội hoá, có thời gian thu hồi vốn chậm, kéo dài…nên dự án là trường hợp đặc thù, đặc biệt, cần triển khai nhanh nên phương án sắp xếp các cơ sở nhà, đất này được thực hiện theo hình thức khác.
{keywords}
Ông Phạm Sỹ Liêm – Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam: “Theo tôi, tốt nhất là nên đấu thầu dự án để chọn chủ đầu tư. Đấu thầu để tạo sự cạnh tranh mang lại hiệu quả, nhất nhất là khi khu đất đó là “đất vàng” của Hà Nội. Phương thức đấu thầu là để tạo ra sự minh bạch”.
{keywords}
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng: “Về nguyên tắc xây dựng lại sân vận động Hàng Đẫy không phải việc cấp bách đến mức độ phải làm ngay lập tức nên quy trình “làm tắt làm nhanh” là không cần thiết”. 

Hồng Khanh

Hà Nội xin giao hơn 3,2ha ‘đất vàng’ sân Hàng Đẫy không qua đấu giá

Hà Nội xin giao hơn 3,2ha ‘đất vàng’ sân Hàng Đẫy không qua đấu giá

Hà Nội đề xuất giao cho doanh nghiệp hơn 3,2 ha “đất vàng” tại khu vực sân vận động Hàng Đẫy trong thời hạn 50 năm theo cơ chế đặc biệt, không qua đấu giá...

Hà Nội: Di dời trụ sở Sở Kế hoạch và Đầu tư mở rộng sân Hàng Đẫy

Hà Nội: Di dời trụ sở Sở Kế hoạch và Đầu tư mở rộng sân Hàng Đẫy

Sân vận động Hàng Đẫy sẽ được mở rộng diện tích để tạo thành khu liên hợp thể thao đồng bộ, hiện đại.

Vì sao Hà Nội đề nghị chuyển đất sân golf Him Lam thành nhà để bán?

Vì sao Hà Nội đề nghị chuyển đất sân golf Him Lam thành nhà để bán?

Chuyển đổi khu đất dự án sinh thái cho thuê Him Lam Long Biên từ đất cây xanh thể dục thể thao sang nhà để bán