Sự cố tuột thang nâng tại hầm để xe của tòa nhà COALIMEX khiến siêu xe BMW 520i bị biến dạng hoàn toàn. Gần một nămđi đòi bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ không thành, khổ chủ than thở quá sợ với sự rắc rối của bảo hiểm.

Ngày 20/10/2015, trong quá trình nhân viên trực ca vận hành thang xếp xe ô tô tự động, chiếc BMW 520i nhập nguyên chiếc từ Đức thuộc sở hữu của Công ty VTT vừa mới hoàn tất thủ tục đăng ký được 3 tuần, bất ngờ bị rơi từ trên cao xuống và chịu hư hỏng nặng nề.

{keywords}

Con đường tìm bảo hiểm của chủ xe trở nên gian nan khi họ bị “đá bóng, từ Ban quản lý COALIMEX Building (Thuộc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Vinacomin) sang Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI) – đơn vị kí hợp đồng bảo hiểm toàn bộ với tòa nhà (bao gồm cả hệ thống đỗ xe), rồi cuối cùng được đẩy tới Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) với lý do chiếc xe đã được mua bảo hiểm vật chất của đơn vị này.

Mặc dù chủ xe – công ty VTT gửi công văn yêu cầu PTI thực hiện trách nhiệm bồi thường, nhưng vẫn chỉ nhận được sự lặng im. Hai tháng sau, PTI mới gửi công văn phúc đáp, từ chối bảo hiểm với lý lo “tổn thất xảy ra không trong quá trình tham gia giao thông và sử dụng xe”.

{keywords}

Thông tin từ đại điện VTT, trước đó, Bảo hiểm PTI cũng không có động thái gì trong việc đánh giá rủi ro, tư vấn cho chủ xe ngay và kịp thời các biện pháp hạn chế tổn thất hay thương lượng với các bên liên quan để nhanh chóng giải quyết sự việc sau đó theo quy định tại điều 6.2 trong Hợp đồng Bảo hiểm.

Với sự tích cực của chủ xe đi đòi quyền lợi sau 9 tháng xảy ra sự cố xe, Bảo hiểm PTI mới chính thức gửi định giá bồi thường chiếc xe. Điều đáng nói là kết quả đánh giá thiệt hại ban đầu giữa PTI và Hãng BMW tại Việt Nam có sự khác biệt lớn.

Báo giá của hãng BMW, tổng giá trị các phụ tùng cần thay thế ngay và có thể thay thế sau, số tiền là 1,57 tỷ đồng (tương đương thiệt hại 82,7% so với nguyên giá chiếc xe), con số mà PTI giám định phụ tùng cần thay thế ngay và kiểm tra sau, số tiền tạm tính là 1,4 tỷ đồng (tương đương thiệt hại 73%).

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Để ra con số giám định thiệt hại ban đầu này, PTI đã khấu trừ đi 10% giá sửa chữa giữa PTI và BMW. Theo hãng BMW cho biết, chỉ giảm giá khi khách hàng của PTI sửa chữa xe tại xưởng của BMW. Do vậy, nếu chỉ đánh giá thiệt hại chiếc xe ban đầu thì việc giảm giá 10% là không hợp lý. PTI tự đánh giá tổn thất ban đầu chứ không có đơn vị kiểm định độc lập, không lập Biên bản kiểm định, nên sự đánh giá của họ chưa thể hiện sự khách quan.

Với con số thiệt hại tạm tính 73%, PTI đã không phải chịu trách nhiện theo Luật kinh doanh bảo hiểm: “xe bị thiệt hại trên 75% hoặc đến mức không thể sửa chữa thì phải hoàn cho chủ xe một chiếc xe mới hoặc khoản tiền tương đương”.

Trao đổi với VietNamNet, ông Hoàng Việt – GĐ Công ty Bảo hiểm Bưu điện Hà Nội (đơn vị trực thuộc PTI) giải thích: đây là vụ việc dân sự giữa chủ xe và các đơn vị liên quan. Công ty VTT có quyền giải quyết vụ việc với một trong hai bên liên quan trực tiếp (BQL tòa nhà nơi công ty này thuê trụ sở có bảo hiểm tài sản xe gửi trong tầng hầm) hoặc bảo hiểm PTI.

“Khi tiến hành giám định thiệt hại, con số bên giám định đưa ra với chiếc xe BMW của công ty VTT bị thiệt hại 73%. Như vậy, chúng tôi không thể bồi thường 100% giá trị tài sản cho bên mua bảo hiểm, vì nó nằm dưới mức quy định, chỉ bồi thường 100% giá trị tài sản nếu bị thiệt hại từ 75% trở lên.

Nếu như chiếc xe bị hư hỏng 75% trở lên, chúng tôi sẽ có trách nhiệm đền bù 100% giá trị tài sản để nhận về chiếc xe bị hư hại, sau đó chúng tôi sẽ bán thanh lý để đỡ chi phí. Kể cả việc xử lý đền bù thiệt hại cho chủ phương tiện xong, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục thay chủ phương tiện để giải quyết việc đền bù với bên thứ ba (ở đây là BQL tòa nhà COALIMEX (33 Tràng Thi - Hà Nội) – nơi chủ phương tiện thuê văn phòng).

Cách thức xử lý cũng tương tự nếu như chủ xe tiến hành giải quyết với bên BQL tòa nhà trước. BQL tòa nhà sau khi xử lý đền bù cho chủ xe xong, họ cũng sẽ làm việc với bên bảo hiểm để thanh toán nhằm giảm chi phí” – ông Việt nói.

Thái Bình