Mặc dù mỗi thành phố có đặc điểm riêng về văn hoá, kinh tế, chính trị, lãnh thổ và môi trường khác nhau, nhưng mọi dự án Thành phố thông minh nên tính đến sáu bước cơ bản dưới đây.

(Xem Phần 1 với 3 bước đầu trong 6 bước thực hiện dự án Thành phố thông minh)

{keywords}

Bước 4: Phát triển kế hoạch thực hiện

Đến bước này, điều quan trọng là phải có một phạm vi được xác định rõ ràng cũng như các mục tiêu và trách nhiệm. Điều này sẽ cho phép thiết lập thời hạn và mục tiêu. Đối với các dự án Thành phố thông minh, nên chia tuyến thời gian thành các giai đoạn ưu đãi chính sách, ký kết các hiệp định cần thiết và chu kỳ tài trợ.

Hơn nữa, các bước nhỏ cần phải rõ ràng, thường là với một mô tả rõ ràng về dự án, với một tầm nhìn rộng và cụ thể của một Thành phố thông minh. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là việc thực hiện nó bắt đầu bằng một hoặc hai dự án thí điểm, các dự án này đòi hỏi mức độ chú ý và lập kế hoạch giống như một dự án đầy đủ. Đồng thời, có thể cung cấp kết quả nhanh hơn và bài học giá trị cho các dự án khác toàn diện hơn. Một nhiệm vụ quan trọng khác là xác định các số liệu phù hợp hơn cho quản lý dự án. Cần nhớ rằng các chỉ số phù hợp phụ thuộc vào sự hiểu biết rõ ràng về những gì bạn muốn đạt được, nên được kết hợp với những thông tin khác để biết liệu dự án có đạt được mục đích hay không.

Bước 5: Tìm kiếm sự hợp tác

Mặc dù các dự án Thành phố thông minh có thể được tạo ra bằng ngân sách nhà nước, một bước quan trọng là xác định các cơ hội để thiết lập quan hệ đối tác với khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các cấp chính quyền khác, vì nhiều Thành phố thông minh được sinh ra từ quan hệ đối tác công tư. Những quan hệ hợp tác này rất tốt từ cả hai khía cạnh công nghệ và khả năng sinh lời.Ngoài ra, một Thành phố thông minh cần được cấu trúc trên một số công nghệ hoặc các nhà cung cấp dịch vụ, tạo ra một hệ sinh thái thông minh là cần thiết để cung cấp cho người dùng cuối với tất cả các giải pháp, dịch vụ mà không có sự phụ thuộc và rủi ro liên quan đến một nhà cung cấp công nghệ đơn lẻ. Điều này sẽ xác định giá trị thực sự cần thiết cho một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi và đảm bảo chất lượng dịch vụ cuối cùng.

Giải pháp Thành phố thông minh là một cơ hội tốt để phát triển công ty mới bằng cách thúc đẩy việc duy trì đổi mới, khả năng cạnh tranh và kinh doanh trong thành phố, khu vực hoặc thậm chí cả quốc gia. Nhiều thành phố trên thế giới đã tạo ra "các phòng thí nghiệm đổi mới" nhằm thu hút sự tham gia của công chúng vào quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của thành phố và tận dụng các công nghệ hợp tác và mạng xã hội. Một trong những mục tiêu chính của các phòng thí nghiệm này là đưa ra bằng chứng về các mô hình có thể khai thác hiệu quả hơn sức mạnh của sự cộng tác của mọi người, để chẩn đoán những vấn đề cấp bách nhất do chính quyền giải quyết và các giải pháp đề xuất.

Bước 6: Đánh giá kết quả

Học hỏi và tìm ra các giải pháp công nghệ cần đầu tư, đòi hỏi phải đánh giá cẩn thận các dự án được liệt kê trong kế hoạch và chia sẻ kinh nghiệm với các thành phố khác trong nước và trên thế giới. Từ đó, xây dựng các chỉ số để đo lường kết quả, thu nhập đầu tư và sự hài lòng của người dân để đánh giá cẩn thận các sai sót, tránh lặp lại. Theo dõi, đánh giá và cung cấp phản hồi cho quy hoạch và phát triển đô thị là rất quan trọng đối với chu trình phát triển một Thành phố thông minh. Kết quả đo được của mỗi dự án nhỏ, cùng với sự công khai tích cực và sự tham gia của người dân, sẽ tạo động lực cho các dự án trong tương lai. Việc sử dụng các chỉ số và minh bạch thông tin là các yếu tố mạnh mẽ liên quan đến dư luận và các đối tác tham gia. Cần phải chứng tỏ rằng dự án đang làm việc, rằng việc cung cấp các dịch vụ đang cải thiện cuộc sống của người dân, mang lại những thay đổi rõ nét cho sự năng động của thành phố.

Bên trong các cơ quan nhà nước, các dự án của Thành phố thông minh nên được coi là các yếu tố quan trọng để thay đổi quy trình và khuyến khích các nhà quản lý của các cơ quan chính phủ khác nhau. Cần phải chỉ ra rằng mặc dù các trung tâm kiểm soát là bộ não của dự án nhưng nhiều người làm việc gián tiếp trong hoạt động của họ đóng một vai trò quan trọng cho các mục tiêu cần đạt được. Do đó, cần phải cung cấp phản hồi cho các khu vực khác nhau của chính phủ với những bài học kinh nghiệm, với những thành công và thất bại, sử dụng dự án để thúc đẩy quá trình thay đổi và điều chỉnh trong quản lý nhà nước, bằng cách này, một kết quả mong đợi sẽ được đảm bảo.

Kết luận

Thế kỷ 21 sẽ là một giai đoạn vô cùng khó khăn đối với thế giới, tăng trưởng đô thị nhanh,mật độ dân cư cao, việc quản lý đô thị thường không kiểm soát được, biến thành những thách thức to lớn, thêm vào đó là sự nóng lên toàn cầu, quá nhiều người và sự thiếu hụt nước sạch, ở các nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng thiếu, người dân là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, do phát triển kinh tế tại nhiều nước là tương đối tốttrong những thập kỷ gần đây, họ có thể cải thiện công tác quản lý của họ, nâng cao cuộc sống của người dân.Mô hình quản lý Thành phố thông minh sẽ giúp giải quyết được các vấn đề đó. Để giải quyết các thách thức, các thành phố cần phải điều chỉnh tăng trưởng bằng cách thiết kế lại chính mình, tạo ra một môi trường an toàn, bền vững và sống tốt hơn. Công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh này, cần thiết phải thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố truyền thống tạo nên thành phố và các công nghệ mới.

Xây dựng Thành phố Thông minh có nghĩa là kết hợp nỗ lực và tận dụng lợi thế tốt nhất của chúng ta, để vượt qua những thách thức và cải thiện cuộc sống của người dân. Việc biến đổi các mô hình quản lý truyền thống thành các mô hình Thành phố thông minh không chỉ là một cơ hội, đó là điều bắt buộc. Trong quá trình này, mọi người, chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội nên tham gia, công nghệ hiện nay đang hiện diện trong cuộc sống của người dân cũng là một phần của nó. Với khả năng giảm khoảng cách, tổ chức thông tin, cải thiện phản ứng ở cả cấp độ cá nhân và cộng đồng, không thể bỏ qua công nghệ khi nghĩ về tương lai của thành phố.

ThS. Nguyễn Huy Thịnh

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh

Kiến trúc công nghệ của Thành phố thông minh

Kiến trúc công nghệ của Thành phố thông minh

Khi ICT trở nên dễ tiếp cận và rẻ hơn, ICT sẽ thay đổi môi trường đô thị bằng cách trao quyền cho người dân, bằng kết nối thông qua điện thoại thông minh và các thiết bị di động,...

Nên xây dựng thành phố thông minh từ đâu?

Nên xây dựng thành phố thông minh từ đâu?

Để xây dựng nên được một thành phố thông minh hoàn thiện, cả người dân và chính quyền đều phải bắt đầu từ việc ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin và Internet vào hoạt động quản lý, điều hành thành phố.

Vì sao cần phải xây dựng thành phố thông minh?

Vì sao cần phải xây dựng thành phố thông minh?

Một thành phố thông minh và bền vững là một thành phố sáng tạo sử dụng CNTT-Truyền thông và các phương tiện khác để nâng cao chất lượng cuộc sống, hiệu quả hoạt động của dịch vụ đô thị.