- Năm nay, anh ta đã “ra giá” 5 triệu đồng cho 2 ngày về ngoại ăn Tết. Vì thể diện của gia đình và sức khỏe của ba mẹ, tôi vẫn cắn răng chi tiền, nhưng không biết tình cảnh khốn khổ này có thể kéo dài bao lâu nữa!

Vợ chồng tôi lấy nhau đã được hơn 6 năm, có với nhau 2 mặt con, nhưng ngay từ năm thứ 3 sau hôn nhân, cuộc sống của chúng tôi đã không có hạnh phúc. Việc làm ăn của chồng tôi khi ấy gặp khó khăn, không kiếm được tiền, anh ta như người điên, bỗng dưng thay tính đổi nết, suốt ngày chỉ bê tha rượu chè. 

Có lẽ do triền miên chìm trong những cơn say nên chồng tôi đã biến thành một người khác, tôi không còn nhận ra người đàn ông mình từng yêu thương nữa. Cứ rượu về là anh ta đánh đập mẹ con tôi không thương tiếc.

{keywords}
Ảnh: Isigood

Quá sợ hãi trước đòn roi của chồng, và cũng để bảo vệ hai đứa con bé bỏng của mình khỏi người cha hung bạo, tôi đã đề nghị sống li thân. Chồng tôi nhanh chóng đồng ý mà chẳng cần suy nghĩ đến hai giây. Anh ta cho rằng mẹ con tôi là “của nợ” mà anh ta tống khứ đi lúc nào là được nhẹ thân lúc ấy. Tôi đã ôm hai con ra khỏi nhà với đôi bàn tay trắng.

Vượt qua những ngày khổ sở đến kiệt cùng, mẹ con tôi đã sống tốt. Không còn lo lắng, phiền muộn về chồng, công việc của tôi thậm chí còn tiến triển. Chỉ chưa đầy một năm sau đó, tôi đã có một cửa hiệu may áo dài của riêng mình và được khá nhiều người ủng hộ. Tôi dần trả được nợ nần và vun vén được cuộc sống tương đối đầy đủ cho mình và các con. Nhưng cũng chính lúc này, tôi lại phải đối diện với một khó khăn khác, mà tôi không cách nào giải quyết được vẹn toàn.

Chẳng là tôi vốn được sinh ra trong một gia đình hết sức gia giáo. Cha tôi là bộ đội, còn mẹ tôi là giáo viên, ông bà là những người rất coi trọng lễ giáo truyền thống. Tôi là con gái cả trong gia đình, từ nhỏ lại rất hiền lành, ngoan ngoãn nên luôn được cha mẹ lấy ra làm gương cho các em. Khi trưởng thành, dù đã có gia đình riêng và sống xa cha mẹ, nhưng tôi vẫn luôn là niềm tự hào của cha mẹ và chỗ dựa tinh thần của các em. Trong mắt họ, tôi là đứa con gái giỏi giang, hạnh phúc.

Để hình tượng đẹp đẽ ấy không sụp đổ, tôi luôn phải gồng mình sống trong cái vỏ bọc viên mãn của một người phụ nữ chu toàn. Tôi không bao giờ dám kể những khúc mắc, trục trặc của vợ chồng mình với bố mẹ hay các em. Đối với họ, gia đình tôi vẫn là một chuẩn mực hạnh phúc, ấm êm. 

Bởi vậy, nên dù đã li thân với chồng từ khá lâu, nhưng tôi vẫn không dám cho ai biết. Mỗi dịp Tết, tôi vẫn cùng chồng và các con về thăm cha mẹ đẻ của mình, chỉ có điều, đằng sau nụ cười là muôn ngàn giọt nước mắt đắng cay mà tôi nuốt ngược vào lòng.

Để có được sự hiện diện của chồng trong mỗi dịp Tết, tôi đã phải bỏ tiền ra để “thuê” anh ta. Ban đầu chỉ là vài trăm nghìn, gọi là tiền công xá đi lại, nhưng càng ngày, anh ta càng vòi vĩnh nhiều hơn. Thấy tôi có cửa hàng riêng và làm ăn khấm khá, chồng tôi dùng đủ mọi cách để moi móc tiền từ tôi. Để được sống bình yên với các con và mua sự im lặng của anh ta, hàng tháng, tôi vẫn đều đặn gửi tiền cho chồng. Nhưng việc về thăm nhà ngoại vào dịp Tết là ngoại lệ.

Chồng tôi cho rằng việc về thăm nhà bố mẹ đẻ tôi là một việc rất phiền phức, làm ảnh hưởng tới cuộc sống riêng của anh ta, khiến anh ta phải “lao tâm khổ tứ” đóng kịch gia đình hạnh phúc với tôi - người mà từ lâu anh ta đã chẳng còn tình cảm gì nữa. Bởi những lý do trên, anh ta không thể làm việc ấy một cách “miễn phí”.

Ban đầu, tôi cũng bị anh ta thuyết phục, bởi suy cho cùng, chúng tôi đúng là chỉ còn là vợ chồng trên danh nghĩa, và anh ta chẳng phải có nghĩa vụ gì đối với bố mẹ tôi, nên tôi đồng ý trả tiền. Song số tiền ngày càng cao qua mỗi năm và dần trở thành gánh nặng đối với tôi. Lương tâm tôi rất cắn rứt. 

Tôi biết, làm thế này là lừa dối bố mẹ, nhưng cũng chẳng có cách giải quyết nào khác. Nếu sự thật về mối quan hệ của chúng tôi lộ ra, thể diện của gia đình tôi sẽ ra sao? Liệu bố mẹ tôi - những người đã quá già và mang trong mình căn bệnh suy tim, cao huyết áp - có chịu nổi cú sốc này?

Xếp hàng sắm Tết, đánh nhau 'sứt đầu' vì viên gạch vỡ

Xếp hàng sắm Tết, đánh nhau 'sứt đầu' vì viên gạch vỡ

“Nói đến thời bao cấp, ai cũng biết là thiếu thốn nhưng cũng chính vì thiếu thốn nên người người, nhà nhà đều chờ đợi và háo hức khi Tết đến”, nghệ nhân Ánh Tuyết chia sẻ.

Tội 'tày đình' của cậu bé nghèo đêm 30 Tết

Tội 'tày đình' của cậu bé nghèo đêm 30 Tết

“Trong lúc trông nồi bánh, chúng tôi hát đủ bài, chơi đủ trò rồi ngủ quên lúc nào không biết. Thấy nồi bánh cháy khét, bố tôi giận lắm…”.

Tiền bị mối ăn, mẹ nghèo khóc ròng vì mất Tết

Tiền bị mối ăn, mẹ nghèo khóc ròng vì mất Tết

"Trước Tết nhà tôi lợp lại mái tranh, cũng là lúc mẹ tôi lấy số tiền tiết kiệm từ đây xuống. Vậy mà, bà bàng hoàng phát hiện toàn bộ tiền bị mối ăn. Năm đó nhà tôi mất Tết…", nhà văn Lê Tự chia sẻ.

Ăn cơm nguội, muối vừng ròng rã để sắm Tết 'hoành tráng'

Ăn cơm nguội, muối vừng ròng rã để sắm Tết 'hoành tráng'

Đọc bài "Tết xưa bày, nay bỏ bớt" của tác giả Lê Xuân Chiến, tôi mừng như bắt được vàng. Đúng là tôi đã chán lắm rồi cái lệ đặt ra ngày Tết...

'Tiền đây, đủ cho cô chi tiêu cả trăm cái Tết nhé'

'Tiền đây, đủ cho cô chi tiêu cả trăm cái Tết nhé'

Sau khi tranh cãi vì chuyện chi tiêu, mua sắm Tết, chồng em đã sửng cồ và hét lên: “Tiền đây, đủ cho cô mua sắm, chi tiêu trăm cái Tết nhé”.

Phương Đào (Hà Nội)