Tạp chí Yên Triệu Đô thị cho biết, cụ Diêu Đại Ni sinh năm 1927 tại một ngôi làng thuộc huyện Uy gần TP. Hình Đài, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Từ nhỏ, Diêu Đại Ni đã sống trong sự bao bọc của tình yêu thương từ cha mẹ và các anh chị em.

Tuy nhiên vào năm 1940, chiến tranh đã cướp đi mạng sống của cha mẹ Diêu. Cụ Diêu, lúc đó chỉ là một cô bé 13 tuổi, bị bọn buôn người bắt cóc và bán đến huyện Ninh Vũ, tỉnh Sơn Tây.

{keywords}
Cụ Diêu Đại Ni (đứng giữa) và họ hàng ở quê hương. Ảnh: Tạp chí Yên Triệu Đô thị

Thời gian trôi đi, Diêu dù đã trưởng thành, lập gia đình và sinh con, nhưng suốt 80 năm qua cụ chưa từng thôi mong nhớ về những anh chị em và họ hàng thân thích sống tại quê cũ.

Do bị bắt cóc từ thuở nhỏ và thời gian đã trôi qua quá lâu, nên cụ Diêu chỉ nhớ mang máng về ngôi làng nơi mình sinh ra có tên là ‘Hạnh Hoa Doanh’ nằm đâu đó trong địa phận tỉnh Hà Bắc.

Gần đây, cháu ngoại của cụ Diêu là Vương Hải Liên đã nhờ một số tình nguyện viên thuộc tổ chức “Bảo bối mau trở về nhà”, tổ chức chuyên tìm người thất lạc nhằm giúp đỡ họ đoàn tụ với gia đình và cán bộ Tống Huệ Hân làm việc tại Ban Tuyên giáo huyện Uy ở tỉnh Hà Bắc, để giúp đỡ tìm kiếm một ngôi làng có tên ‘Hạnh Hoa Doanh’ dựa theo những miêu tả ít ỏi của cụ Diêu.

Các tình nguyện viên và cán bộ Tống sau khi được nghe kể về tình cảnh của cụ Diêu đã nỗ lực tìm kiếm và đạt được kết quả như mong đợi.

{keywords}
Cụ Diêu và em gái gặp mặt sau hơn 80 năm xa cách. Ảnh: Tạp chí Yên Triệu Đô thị

“Giới lãnh đạo huyện Uy và tôi rất coi trọng thông tin được cô Vương cung cấp về trường hợp của cụ Diêu. Tôi và các đồng nghiệp đã nhiều lần kiểm tra bản đồ địa chính và khẳng định tỉnh Hà Bắc không có ngôi làng nào tên ‘Hạnh Hoa Doanh’, chỉ có ngôi làng Hương Hoa Doanh nằm ở trấn Minh thuộc huyện Uy. Có một dòng họ Diêu ở ngôi làng này”, cán bộ Tống cho biết.

Sau đó, cán bộ Tống đã liên lạc với giới chức làng Hương Hoa Doanh để tìm hiểu về một trường hợp người phụ nữ họ Diêu mất tích hơn 80 năm về trước. Một người dân làng có tên Diêu Bảo Tồn xác nhận rằng người cô của ông này đã mất tích ở thời điểm năm 1940.

Vương Hải Liên sau khi nhận được tin tức trên từ cán bộ Tống đã nhanh chóng liên lạc với ông Diêu Bảo Tồn và xác nhận đây chính là thân nhân trong gia đình cụ Diêu Đại Ni tìm kiếm bấy lâu nay.

Ông Diêu Bảo Tồn cho biết, toàn thể đại gia đình đều thương nhớ cụ Diêu Đại Ni và mong cụ có thể trở về đoàn tụ cùng người thân ở quê nhà.

{keywords}
Cụ Diêu và người cháu là ông Diêu Bảo Tồn. Ảnh: Tạp chí Yên Triệu Đô thị

Cụ Diêu Đại Ni sau đó đã được cháu gái và các tình nguyện viên đưa trở về quê hương. Trên xe, cụ hứa với mọi người sẽ không khóc. Nhưng khi vừa gặp lại em gái, cụ bỗng òa khóc nức nở. Hai chị em tuổi cao nên khi nói chuyện phải thì thào sát vào tai nhau.

Theo cụ Diêu, cụ vẫn còn một người em nữa cũng bị bắt cóc và người này bị bán đi đâu thì không ai rõ. Do vậy, mong muốn hiện tại của cụ là có thể tìm lại được người em bị thất lạc.

Tuấn Trần

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người con thất lạc mẹ 30 năm

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người con thất lạc mẹ 30 năm

Sau 30 năm thất lạc, chàng trai và mẹ đẻ đã có cuộc đoàn tụ xúc động và đầy nước mắt. Đó là kết quả của sự nỗ lực tìm kiếm không ngừng dù ký ức về cha mẹ rất mơ hồ và ít ỏi.

Dự đám cưới con trai, bà mẹ phát hiện cô dâu là con gái ruột

Dự đám cưới con trai, bà mẹ phát hiện cô dâu là con gái ruột

Đôi khi những câu chuyện xảy ra ngoài đời thật có tình tiết còn kịch tính hơn cả các bộ phim truyền hình chúng ta từng xem trên màn ảnh nhỏ.