Tứ đại danh tác của Trung Quốc gồm: Tây du ký, Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử Hồng lâu mộng là niềm tự hào của Hoa ngữ vì tính kinh điển và phổ biến rộng rãi. Các tác phẩm này đều được chuyển thể, dựng thành phim truyền hình và rất được công chúng đón nhận. Tuy nhiên, chỉ duy nhất Tây du ký tạo nên sự khác biệt so với 3 tác phẩm còn lại. 

{keywords}
Các diễn viên và đạo diễn Dương Khiết trao đổi kịch bản trong một cảnh quay. 

"Với hơn 3.000 lần phát lại ở khắp các đài truyền hình cả nước, điều này đủ cho thấy sức hút to lớn của tác phẩm. Dù phim được quay rất lâu, kỹ thuật thô sơ nhưng vẫn chiếm được cảm tình từ khán giả. Trong đó, chính yếu tố thần thoại, giải trí góp phần không nhỏ cho sự thành công lâu bền của phim", Sina nhận định. 

Giới phê bình phim ảnh cũng cho rằng chính đề tài rộng, nội dung không bó buộc, khô cứng giúp Tây du ký đạt được thành tích kể trên trong hơn 30 năm qua. Nếu so với Thủy Hử, Tam quốc diễn nghĩa nặng yếu tố chính trị, chủ yếu phù hợp với khán giả nam; Hồng lâu mộng kể về bi kịch tình yêu, gia đình mang tính ủy mị lại được đánh giá phù hợp khán giả nữ; tác phẩm của Ngô Thừa Ân chiếm ưu thế khi không bị giới hạn đối tượng khán giả. Theo giới truyền thông, dù phim đã nhiều lần phát sóng lại nhưng cả người lớn và trẻ em đều háo hức đón xem. 

3 tuyệt tác Trung Quốc còn lại đều thuộc hàng kinh điển nhưng ít phổ biến hơn do giới hạn đề tài. 

Bên cạnh đó, khảo sát của CCTV năm 1987 cho thấy phim đạt tỷ suất khán giả 89,4%, trong đó đối tượng có trình độ đại học tỷ lệ xem là 85,2%, đối tượng mù chữ hay chưa biết chữ (không tính trẻ em) tỷ lệ xem là 100%. Tây du ký cũng được bình chọn là một trong 30 bộ phim truyền hình có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử phim truyền hình Trung Quốc. 

Ở Việt Nam, bộ phim này ra mắt khán giả từ đầu những năm 1990, cho tới nay đã được chiếu lại hàng trăm lần trên nhiều kênh truyền hình khác nhau. 

Phim Tây du ký được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân, do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) và Cục Đường sắt Trung Quốc phối hợp sản xuất. Dự án được quay trong 6 năm, từ năm 1982 đến năm 1988. Năm 1986, CCTV chính thức công chiếu 11 tập đầu tiên đã quay và lấy năm này là năm sản xuất vì thế phiên bản này thường lấy tên là Tây Du Ký 1986.

{keywords}
Thành công từ phim giúp các diễn viên có được danh tiếng, sự nghiệp phát triển. 

Thành công của bộ phim là chuẩn mực, tạo cảm hứng cho các nhà làm phim sau này làm lại với nội dung đa dạng, kỹ xảo bắt mắt hơn. Dàn diễn viên của bộ phim đến nay dù lớn tuổi nhưng vẫn nhận được sự quan tâm, yêu thích từ công chúng. 

Clip những bí ẩn chưa được hé lộ trong phim 'Tây du ký'

Thúy Ngọc

'Thỏ Ngọc' xinh đẹp trong Tây Du Ký 30 năm trước hiện sống ra sao?

'Thỏ Ngọc' xinh đẹp trong Tây Du Ký 30 năm trước hiện sống ra sao?

Lý Linh Ngọc được biết đến là Thỏ Ngọc xinh đẹp trong Tây Du Ký nhưng ít ai biết rằng nhờ vẻ đẹp này mà cô đã được cắt bỏ một cảnh khó trong Tây Du Ký 1986.