Trong cuốn sách Ý chí - Hành trình tái khám phá sức mạnh lớn nhất của con người (Tân Việt Books & NXB Dân trí ấn hành), Giáo sư tâm lý học Roy Baumeister đã kết hợp với nhà báo John Tierney mô tả, tóm tắt các kết quả nghiên cứu tiêu biểu, cũng như đưa ra các đề xuất…  giúp độc giả nhận ra tầm quan trọng, đồng thời nắm bắt được cách thức tăng cường lại sức mạnh ý chí, làm thay đổi cuộc sống của chính mình.

David Blaine nghệ sĩ sức bền nổi tiếng thế giới có thể đứng trên một chiếc cột trụ tròn chỉ rộng 56 cm, cao 25 m, không có dây an toàn trong vòng 35 tiếng đồng hồ. Anh cũng nhốt mình trong tảng băng lớn đặt ở quảng trường Thời Đại trong vòng 36 tiếng không ngủ; rồi trải qua 44 ngày nhịn ăn khi nằm trong một chiếc hộp trong suốt được bịt kín treo lủng lẳng trên sông Thames, với nhiệt độ bên trong dao động từ âm cho đến 45,5°C…

{keywords}
 

Nhà thám hiểm Henry Stanley đã thực hiện thành công hai chuyến thám hiểm châu Phi trong sự thán phục và tán thưởng của hàng triệu người. Bởi trong hành trình đó đoàn thám hiểm của ông đã phải đối mặt và vượt qua không biết bao nhiêu hiểm nguy kinh khủng như: sự tấn công, tra tấn, giết hại, thậm chí ăn thịt của những bộ tộc lạc hậu; sự khắc nghiệt của khí hậu; sự tấn công, cắn xé của hàng đàn côn trùng, ruồi bọ độc hại; sự đói khát, bệnh tật…

Ở mức độ đại chúng, có hàng trăm triệu người có sự nghiệp như ý, gia đình hạnh phúc, sức khỏe như ý; đồng thời cũng có hàng triệu người là những người thất bại trong cuộc sống với sự nghiệp bết bát, gia đình ly tán, sức khỏe rệu rã…

Tác nhân giúp những người như David Blaine và Henry Stanley làm nên những thành tựu gây kinh ngạc nhân loại, cũng như hàng trăm triệu người có cuộc sống hạnh phúc như ý đó chính là sức mạnh ý chí – yếu tố mà bằng những thí nghiệm khoa học nghiêm túc Giáo sư Tâm lý học Roy Baumeister đã chứng minh nó thực sự tồn tại. Đặc biệt, Baumeister đã phát hiện: ý chí giống như cơ bắp, nó có thể suy yếu khi sử dụng, đồng thời có thể được tăng cường thông qua luyện tập. Đây chính là một phát hiện có tính chất khai sáng, có thể làm thay đổi cuộc sống của rất nhiều người.

Và trong cuốn sách Ý chí: Hành trình tái khám phá sức mạnh lớn nhất của con người, Giáo sư Tâm lý học Roy Baumeister đã kết hợp với nhà báo John Tierney mô tả, tóm tắt các kết quả nghiên cứu tiêu biểu, cũng như đưa ra các đề xuất… nhằm giúp độc giả nhận ra tầm quan trọng, đồng thời nắm bắt được cách thức tăng cường lại sức mạnh ý chí của bản thân. Bên cạnh đó, các câu chuyện tăng cường ý chí của những người nổi tiếng như David Blaine, Henry Stanley, Oprah Winfrey… được các tác giả đưa ra trong cuốn sách vừa là những minh chứng hấp dẫn, vừa mang lại sự thú vị cho cuốn sách.

Sự kết hợp của bộ đôi tác giả - một nhà nghiên cứu khoa học và một nhà báo có kiến thức về khoa học - đã giúp cuốn sách có sự khác biệt lớn so với rất nhiều cuốn sách viết về chủ đề này trên thị trường - trong đó phần lớn các kinh nghiệm đều được rút ra từ câu chuyện thành công của chính tác giả, không hẳn phù hợp với số đông độc giả…

Sự kết hợp này cũng mang lại sự mềm mại và tính thực tế cần thiết cho cuốn sách so với những cuốn sách được viết thuần túy bởi các nhà khoa học - thường bị tách rời khỏi thực tế của cuộc sống hàng ngày, hay cung cấp những kết quả nghiên cứu khô khan, kém hấp dẫn. 

Trong cuốn sách, các tác giả đưa ra kết quả của hàng trăm thí nghiệm cho thấy: sức mạnh ý chí là một nguồn lực hữu hạn. Nếu nó được tiêu hao cho một hoạt động, thì nó sẽ còn ít hơn cho những hoạt động khác phía sau. Ngoài ra, sức mạnh ý chí/ khả năng tự kiểm soát của con người bị ảnh hưởng bởi thức ăn, giấc ngủ và lối sống: đói, thiếu ngủ và căng thẳng làm giảm ý chí, khả năng tự chủ của con người.

Khi bị suy giảm ý chí, rất nhiều người thường dễ dàng đưa ra các quyết định, lựa chọn không phù hợp với quyết định trước đó của họ, không tối ưu hoặc thậm chí đó là điều họ không mong muốn, và tạo ra nhiều hệ lụy về sau.

Để có thể nâng cao ý chí, bên cạnh việc tuân thủ lối sống lành mạnh, các tác giả đề xuất việc rèn luyện có chủ đích, tối đa hóa việc ứng dụng tích cực của ý chí đồng thời giảm thiểu sự suy giảm của nó.

Theo các tác giả, việc đặt ra một số lượng nhỏ các mục tiêu dài hạn có lợi cho ý chí hơn nhiều mục tiêu ngắn hạn. Việc dành ra thời gian dài hơn, đưa ra ít quyết định hơn, đặt ra mục đích cao hơn, tránh bị phân tâm và cám dỗ, cam kết công khai và tìm kiếm các điều kiện giúp mình không thể thất bại, đồng thời không làm ảnh hưởng đến kỷ luật bản thân bởi rượu và các chất gây nghiện khác… cũng giúp mỗi người tự chủ hơn. Cụ thể của các đề xuất này được các tác giả diễn tả chi tiết trong cuốn sách.

Ý chí: Hành trình tái khám phá sức mạnh lớn nhất của con người vì vậy là một cuốn sách phù hợp với tất cả những ai muốn tránh xa các cám dỗ, kiên định với các mục tiêu đã đặt ra, làm chủ cuộc sống của mình. Cuốn sách cũng đặc biệt phù hợp với các cá nhân có động lực, tham vọng và khao khát vươn tới sự xuất sắc. 

Nhận xét về cuốn sách, báo Washington Post viết: “Ý chí: Hành trình tái khám phá sức mạnh lớn nhất của con người cung cấp những hiểu biết sâu sắc có cơ sở, được nghiên cứu kỹ lưỡng, có thể giúp bạn hiểu tại sao sức mạnh ý chí chiến đấu chống lại bạn, đồng thời biết cách để bắt nó mang lại lợi ích tốt nhất cho bản thân mình”.

Tình Lê

'Những trái tim lửa cháy - Paris 1968'

'Những trái tim lửa cháy - Paris 1968'

"Những trái tim lửa cháy - Paris 1968" là góc nhìn về năm 1968 đầy biến động, giữa Paris gần như một bãi chiến trường do sinh viên tạo ra và cuộc chiến tranh ở Việt Nam, giữa tình yêu và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.