- Một sự hiểu nhầm về cải cách giáo dục của Phần Lan khiến truyền thông thế giới ngỡ ngàng vừa mới chấm dứt vào cuối tháng 3 vừa qua thì giờ đây lại xuất hiện một sự kiện mới lập tức thu hút sự chú ý của các nhà giáo dục và truyền thông châu Âu. Đó là cuốn sách “Real Finnish Lessons: The True Story of an Education Superpower” (Những bài học đích thực của Phần Lan: Chuyên có thực về một cường quốc giáo dục)

{keywords}

Hơn một thập kỷ qua sau nhiều lần dẫn đầu trong các kỳ khảo sát PISA, Phần Lan được coi như là một quốc gia có nền giáo dục phổ thông tốt nhất trên thế giới. Kỳ tích của giáo dục Phần Lan đã được cả thế giới quan tâm và ngưỡng mộ, khiến mới đây có bài báo nói rằng: "các cuộc hội thảo về giáo dục trên thế giới chưa thể kết thúc nếu chưa nói đến giáo dục Phần Lan.”

Quả thật, khó có thể kể hết các bài báo, các nghiên cứu tìm cách lý giải kỳ tích giáo dục Phần Lan. Hầu hết các nghiên cứu, nhất là cuốn sách ” Finnish Lessons: What Can the World Learn About Educational Change in Finland? (Những bài học của Phần Lan: Thế giới có thể học gì về sự thay đổi trong giáo dục ở Phần Lan” của giáo sư Pasi Sahlberg, một chuyên gia giáo dục Phần Lan nổi tiếng, nguyên giám đốc Trung tâm hợp tác và trao đổi sinh viên quốc tế của Phần Lan - CIMO, xuất bản lần đầu năm 2012, tái bản năm 2014 cho rằng: Giáo dục của Phần Lan thành công trước hết là nhờ: chất lượng của đội ngũ giáo viên, giáo dục bình đẳng cho mọi người, giáo viên được hoàn toàn tự chủ trong công việc, không coi trọng thi cử, đánh giá.

Giáo dục Phần Lan thành công nhờ “Công nghiệp hóa thành thị hóa muộn”?

Nhưng cuốn sách: ” Real Finnish Lessons: The True Story of an Education Superpower” (Những bài học đích thực của Phần Lan: Chuyên có thực về một sức mạnh giáo dục” của Gabriel Heller Sahlgren, một nghiên cứu sinh tiến sĩ người Thụy Điển ở trường Đại học London School of Economics and Political Science (Anh) đã có cách nhìn khác .

Tác giả cuốn sách cho rằng những công trình trước đây về thành tích giáo dục của Phần Lan ở những năm đầu của thế kỷ 21 không được nghiên cứu một cách thấu đáo. Theo Sahlgren những lý giải chuẩn mực về thành công của giáo dục Phần Lan, rằng: họ thành công là nhờ những cải cách không mang tính thị trường, nhờ sự tin tưởng cao vào giáo viên, giáo viên được đào tạo tốt và được xã hội coi trọng. Thậm chí giáo viên và học sinh có sự bình đẳng rất cao là chưa đầy đủ.

Theo Sahlgren: "Điều cốt yếu nâng cao thành tích của giáo dục Phần Lan là ở sự công nghiệp hóa và thành thị hóa muộn của nước này.” Thêm vào đó là: ”nhờ tác động của các nhân tố: lịch sử, kinh tế và văn hóa”. Và, "Văn hóa giáo dục mang tính tôn ti, trong đó có phương pháp giảng dạy truyền thống đã góp phần đem đến sự thành công cho giáo dục Phần Lan. Giờ đây điều ấy đang thay đổi và nó giải thích vì sao trong kết quả khảo sát PISA mới đây nhất kết quả của Phần Lan đã bị hạ thấp đi.”

Ngay sau khi công trình được công bố, tờ nhật báo lớn nhất của Thụy Điển, Dagens Nyheter, đã đăng một bài viết của Gabriel Heller Sahlgren tóm lược kết quả nghiên cứu của mình và khuyến cáo Thụy Điển không nên áp dụng mô hình giáo dục của Phần Lan cho Thụy Điển

Phản ứng của các nhà giáo dục Phần Lan.

Fritjof Sahlströn, giáo sư về giáo dục của trường Đại học Helsinki cho rằng: nghiên cứu của Gabriel Heller Sahlgren có thể coi như là một phát ngôn mang tính chính trị dành cho người đọc Thụy Điển và Anh hơn là một ”sự phản bác” về giáo dục Phần Lan. Cùng chia sẻ quan điểm như vậy, trong bài điểm về nghiên cứu của Gabriel Heller Sahlgren, Tiến sĩ David March, một chuyên gia nghiên cứu giáo dục Phần Lan ở đại học Jyväskylä viết: ”Chuyên luận này không phải là một nghiên cứu về giáo dục mà là về chính trị và công nghiệp”

Xem ra mô hình giáo dục Phần Lan vẫn còn rất nhiều điều đáng nói.

  • Võ Xuân Quế (Helsinki, Phần Lan)