Dưới đây là 9 điều cha mẹ cần lưu ý để rèn con luôn ngoan ngoãn và biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân.

Cho trẻ thấy hậu quả của hành vi

{keywords}

Cha mẹ cần cho trẻ thấy hậu quả của những hành vi xấu thì trẻ mới nhận ra được mình đã làm sai ở đâu.  

Nếu trẻ kiên quyết làm một điều gì đó sai, cha mẹ cũng không nên ngay lập tức can thiệp. Hãy cứ để trẻ thấy hậu quả phải chịu như thế nào. Tất nhiên, điều này không có nghĩa cha mẹ sẽ bỏ mặc con mà để hậu quả xảy ra trong khuôn khổ an toàn cho phép.

Chẳng hạn, khi trẻ không chịu ăn bữa trưa, cha mẹ có thể nói với chúng rằng rất có thể chúng sẽ phải nhịn đói cho đến khi ăn tối.

Để con rút ra bài học từ sai lầm

{keywords}

Đôi khi việc cha mẹ bao bọc con quá mức có thể khiến trẻ mãi không thể trưởng thành. Do vậy, để trẻ được phép sai và tự sửa lỗi là điều cha mẹ nên làm thay vì can thiệp quá mức.

Ví dụ, khi trẻ không làm bài tập đúng hạn để nộp cho cô giáo, thay vì thức khuya và giúp con làm bài, cha mẹ hãy để trẻ bị điểm kém. Sau đó, trẻ sẽ tự phải tìm ra cách khắc phục tình hình như việc lên kế hoạch kỹ lưỡng cho các bài tập lần sau.

Tìm nguyên nhân dẫn đến hành vi xấu

{keywords}

Nhiều khi trẻ hay nổi cáu không phải vì tính khí thất thường mà đơn giản là bởi trẻ chưa biết cách đối phó với cảm xúc của mình.

Do vậy, khi trẻ bất ngờ la hét, cha mẹ có thể tìm một nơi yên tĩnh để trẻ bình tâm lại và nói cho chúng hiểu, những loại cảm xúc ấy là hoàn toàn bình thường, nhưng chúng ta cần phản ứng theo cách chấp nhận được. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần hướng dẫn cho con cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực trong tương lai.

Ví dụ, khi cha mẹ đi mua sắm với con, nếu đột nhiên chúng bực bội hay cáu gắt không có lý do rõ ràng thì tốt nhất cha mẹ nên đưa con ra khỏi nơi đó và tìm hiểu nguyên nhân. Đứa trẻ có thể đói, mệt hoặc chán và không kịp thích ứng được với cảm xúc của mình.

Cha mẹ nhớ rằng mình là người lớn

{keywords}

Khi trẻ nghịch ngợm, nếu cha mẹ bắt đầu cảm thấy không kiểm soát được bản thân thì tốt nhất nên nghỉ ngơi một chút. Hãy để trẻ trong 5, 10 phút và hít thở thật sâu để trấn an bản thân. Sau khi thực sự bình tĩnh lại, cha mẹ mới nên tiếp tục nói chuyện với con.

Chọn hình phạt phù hợp với độ tuổi của trẻ

{keywords}

Nhiều bậc cha mẹ luôn muốn con hành động như người lớn càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, người lớn cần giải thích mọi thứ cho trẻ với lời lẽ dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Ví dụ với một đứa trẻ mới biết đi, cha mẹ không thể ngồi trách mắng suốt cả một giờ đồng hồ vì chúng sẽ chẳng tiếp thu và sửa chữa được.

Đừng dọa nạt trẻ

 {keywords}

Cha mẹ đừng bao giờ dọa nạt cũng như áp dụng các hình phạt thể chất với trẻ. Lạm dụng những hình phạt về thể chất sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ và có thể gây ra các vấn đề tâm lý trong tương lai.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên dọa nạt, đánh đòn cũng sẽ làm tổn hại đến tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Việc sử dụng đòn roi có thể tác động ngay lập tức đến hành vi của trẻ nhưng về lâu dài, nó sẽ không dạy cho trẻ cách cư xử đúng đắn.

Tôn trọng ý kiến của con trẻ

{keywords}

Những đứa trẻ cũng là những cá thể riêng biệt. Chúng cũng có nhu cầu, mong muốn và tính cách riêng. Đôi khi, trẻ sẽ cảm thấy áp lực khi phải trở nên hoàn hảo trong mắt cha mẹ. Vì vậy, chúng bắt đầu phản kháng để thể hiện sự độc lập của bản thân.

Nếu cha mẹ cảm thấy không thể đi đến thỏa thuận về những vấn đề đơn giản nhất với con thì đã đến lúc bạn nên cho con được góp phần vào việc đưa ra các quyết định.

Cha mẹ không nhất thiết phải làm theo mọi lời nói của con, nhưng việc đánh giá cao những ý kiến đó sẽ khiến con thấy mình được bố mẹ tôn trọng hơn.

Thống nhất một quan điểm dạy con

{keywords}

Cha mẹ cần giữ quan điểm thống nhất về những điều đúng, sai. Nhờ vậy trẻ sẽ hiểu những hành động nào không được chấp nhận.

Cách phản ứng của cha mẹ với các hành vi xấu của trẻ không thay đổi khi có những yếu tố và dưới những môi trường khác nhau.

Ví dụ, khi trẻ xem TV quá lâu mà cha mẹ yêu cầu chúng tắt, nhưng trẻ không chịu. Nếu cha mẹ đang có tâm trạng tốt vào lúc này, họ có thể sẽ để đứa trẻ tiếp tục xem. .

Dạy trẻ đánh giá cao những điều tốt đẹp đang có

{keywords}

Cha mẹ luôn nỗ lực để mang lại những điều tốt đẹp nhất có thể cho con, nhưng đôi khi con lại không đánh giá cao những điều ấy. Và điều cha mẹ cần phải làm là dạy cho trẻ thực hành lòng biết ơn ngay từ khi còn nhỏ.

Tùy vào độ tuổi mà cha mẹ sẽ có cách dạy con biết ơn khác nhau. Ví dụ đối với trẻ mẫu giáo, cha mẹ có thể dạy trẻ cách nói cảm ơn mỗi khi được mua cho món đồ gì đó. Còn đối với trẻ cấp 1, việc cố gắng học tập tốt cũng là một cách bày tỏ lòng biết ơn với bố mẹ.

Trường Giang

20 cách đơn giản giúp bố mẹ trở nên vui vẻ trong mắt con

20 cách đơn giản giúp bố mẹ trở nên vui vẻ trong mắt con

Cha mẹ luôn bị “mắc kẹt” trong hàng tá thứ cần phải hoàn thành. Vô tình điều này đã cướp đi khoảng thời gian vui vẻ cha mẹ được gần gũi bên con cái.