- Bị bại não và không thể viết lách, thế nhưng mới đây, Jonathan Bryan đã viết một cuốn sách kể về quá trình mẹ đã dạy cậu giao tiếp thông qua ánh mắt.
Jonathan Bryan, 12 tuổi, đến từ Chippenham, Wiltshire bị bại não từ lúc mới sinh. Căn bệnh này khiến cậu không thể đi lại hay nói chuyện.
Thay vì từ bỏ mọi hi vọng, mẹ cậu bé đã quyết tâm giúp con học bằng cách giao tiếp thông qua cử động của đôi mắt.
Mẹ cậu bé đã quyết tâm giúp con học bằng cách giao tiếp thông qua cử động của đôi mắt
Chỉ vài năm sau, Jonathan đã viết nên một cuốn tự truyện với tựa đề “Đôi mắt biết nói”. Jonathan cho biết: “Cháu rất thích thú nhưng cũng có chút e sợ. Cháu sợ mọi người không thích cuốn sách của cháu.”
Lợi nhuận khi bán cuốn sách này sẽ được bổ sung vào quỹ từ thiện “Teach Us Too” của chính Jonathan với mục đích mọi trẻ em trên thế giới đều có thể đọc và viết.
Chia sẻ về phương pháp học viết bằng cử động của đôi mắt, Jonathan cho biết: “Phương pháp học viết của cháu cần rất nhiều thời gian. Cháu tập viết suốt cả ngày, trừ chủ nhật và những ngày lễ tết.”
“Điều thú vị nhất khi viết một cuốn sách là lúc nó được đóng bìa, còn phần khó nhất là quá trình hiệu đính. Công đoạn này có khi phải mất cả năm trời mới xong.”
Mẹ của Jonathan chia sẻ: “Gia đình tôi rất tự hào vì Jonathan và những gì thằng bé đã đạt được.”
“Vài tuần trước thằng bé đã nhận được 2 ấn bản đầu tiên từ cuốn sách con viết. Jonathan quyết định tặng chúng cho 2 người chị em kèm theo chữ kí của mình. Điều đó quả thật rất tuyệt vời.”
Jonathan được sinh non ở tuần thai thứ 36, khi mẹ cậu gặp tai nạn xe hơi. Ngay sau khi sinh, các bác sĩ đã chuẩn đoán cậu bé bị suy thận, kèm theo đó là nhiều tổn thương nghiêm trọng ở não bộ.
Lớn hơn một chút, Jonathan nhập học vào một ngôi trường đặc biệt dành cho trẻ tàn tật. Tại đây, cậu không được dạy đọc hay viết. Tuy nhiên, một chuyên gia đã đến tìm gặp gia đình cậu và gợi ý về một phương pháp học chữ qua cử động của đôi mắt.
Nhớ về giai đoạn đó, mẹ Jonathan cho biết: “Khi con tôi có thể giao tiếp bằng ánh mắt, tôi đã hỏi thằng bé rất nhiều câu. Tôi hiểu được tính cách của thằng bé, một con người mà từ khi Jonathan sinh ra đến giờ chúng tôi không hề biết.”
“Tôi hỏi thằng bé về điều khiến con khó chịu nhất từ trước tới giờ. Thay vì việc mất khả năng giao tiếp, thằng bé trả lời điều khiến bản thân khó chịu nhất là mỗi lúc được mẹ rửa mặt cho.”
Jonathan sử dụng 3 tấm bảng có các kí tự và hình ảnh, các con số và dấu câu
Jonathan sử dụng 3 tấm bảng có các kí tự và hình ảnh, các con số và dấu câu. Chúng được treo trước mặt cậu và cậu có thể lựa chọn các kí tự bằng cử động đôi mắt. Sau khi cậu chọn, người trợ giúp sẽ gõ lại kí tự đó lên máy vi tính.
Jonathan bắt đầu viết 192 trang sách ngay sau khi vượt qua kì sát hạch SAT vào tháng 6 năm ngoái. Ấn bản đầu tiên được ra mắt công chúng vào khoảng Giáng Sinh.
Ngài Michael, người luôn ở bên cậu bé trong lần ra mắt sách tại London cho biết :”Cuốn sách của Jonathan hé lộ rất nhiều về khả năng của não bộ con người, sự nhận thức cũng như khao khát được giao tiếp với xung quanh.”
Thúy Nga (Theo Daily Mail)
Tây Ninh có 3 bài tự luận thi THPT quốc gia thay đổi điểm sau phúc khảo
Hội đồng thi Sở GD-ĐT Tây Ninh cho biết có 3 bài thi tự luận thay đổi điểm (0,25) sau khi chấm phúc khảo. Dù vậy, 2 trong số 3 thí sinh này vẫn rớt tốt nghiệp.
Nam Định có 6 bài thi THPT quốc gia thay đổi điểm sau chấm phúc khảo
Hội đồng thi Sở GD-ĐT Nam Định cho biết sau khi chấm phúc khảo, có 6 bài thi THPT quốc gia đã thay đổi điểm với các lý do như cán bộ chấm thi cộng nhầm điểm, tô sai mã đề, lỗi quét phiếu trả lời trắc nghiệm.
Phó khoa Trường ĐH Luật TP.HCM bị "tố" đạo văn của đồng nghiệp
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Luật hành chính Nhà nước, Trường ĐH Luật TP.HCM bị "tố" đạo văn của đồng nghiệp.
Bức thư gửi thầy cô giáo cũ sau gần 20 năm gặp lại
Bức thư của cô giáo trẻ Nguyễn Thị Huyền (SN 1984, Giáo viên dạy Văn tại Kỳ Sơn, Nghệ An) gửi tới thầy cô cũ sau gần 20 năm gặp lại gây xúc động.
Tiến sĩ Stanford lý giải nguyên nhân học sinh chán học
Những chiếc huy chương không có nhiều ý nghĩa bằng cả quá trình. Điểm số sẽ làm kìm hãm sự sáng tạo và phát triển của học sinh.