114 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đã nhất loạt ký tên phản đối trong bức thư chung gửi tới lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Bức thư nêu ra thời kỳ khó khăn của Viện Ngôn ngữ học cùng những bước phát triển về mặt nghiên cứu và hợp tác quốc tế cho đến hiện tại.

Những kết quả này, theo nhóm các nhà khoa học “là nhờ vào tâm huyết và khả năng tổ chức thuyết phục của lãnh đạo Viện, trong đó có GS.TS Nguyễn Văn Hiệp”.

Đồng thời, các nhà khoa học cũng liệt kê những đóng góp cá nhân của GS. Hiệp đối với ngành Ngôn ngữ học Việt Nam và đề nghị lãnh đạo Viện Hàn lâm hãy cân nhắc hậu quả của việc xáo trộn tổ chức, xem xét lại dự kiến điều chuyển GS Hiệp qua công tác ở một viện khác.

{keywords}

GS.TS Nguyễn Văn Hiệp

Bức thư khẩn do các nhà nghiên cứu đến từ Úc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan gửi tới lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội cũng nhấn mạnh lo ngại về “sự liên tục và ổn định trong hợp tác quốc tế với các nhà ngôn ngữ học hàng đầu thế giới có thể sẽ bị đứt gãy”.

GS James Martin (ĐH Sydney, Úc), một GS hàng đầu của trường phái ngôn ngữ học chức năng hệ thống hiện nay nhìn nhận GS Hiệp đã "làm xuất sắc vai trò của mình trong những năm qua, góp phần làm tăng năng lực nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu  ngôn ngữ Việt Nam qua các khoá tập huấn và hội thảo có tương tác với các đồng nghiệp quốc tế. Viện Ngôn ngữ học phải được dẫn dắt bởi một nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp, chuyên sâu về lĩnh vực này".

Ở trong nước, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, chuyên gia về Ngôn ngữ học và Văn hóa học đánh giá, sự việc này đã cho thấy những biến động liên quan đến Viện ngôn ngữ học không phải chỉ là chuyện của riêng Viện mà rộng hơn thế.

Theo GS Thêm, thời điểm GS Hiệp làm Viện trưởng của Viện Ngôn ngữ từ năm 2012 là năm rất khó khăn của khi nhiều cán bộ có trình độ cao đã đến tuổi nghỉ hưu, trong khi cán bộ trẻ lại chưa hội đủ kinh nghiệm lẫn chuyên môn để thay thế.

Trong 7 năm, Viện Ngôn ngữ học cũng đã làm được rất nhiều việc quan trọng mà lớn nhất là "nâng cao vị thế của ngôn ngữ học nước nhà trên trường quốc tế. Điều đó thể hiện thông qua những công bố quốc tế và tổ chức hàng loạt hội thảo khoa học quốc tế với sự tham gia của những nhà ngôn ngữ học danh tiếng trên thế giới như GS. James Martin".

GS Thêm cho rằng, những kết quả như vậy không phải viện nào cũng làm được và không phải viện trưởng nào cũng có thể làm được.

“Cho nên, dự định điều chuyển nhân sự của lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam dường như không phù hợp với tâm tư nguyện vọng của cộng đồng ngôn ngữ học”, GS Thêm nhận định.

Còn theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, việc điều chuyển này nếu diễn ra sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của Viện Ngôn ngữ học.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết phân tích hiệu quả đối ngoại phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ cá nhân. Mặt khác, người thay thế nếu thuộc chuyên môn khác sẽ rất khó, bởi “đã là viện nghiên cứu, người đứng đầu phải đúng chuyên môn”.

Thúy Nga

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN nói về việc điều chuyển công tác Viện trưởng Ngôn ngữ học

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN nói về việc điều chuyển công tác Viện trưởng Ngôn ngữ học

- Việc điều chuyển công tác đối với GS.TS Nguyễn Văn Hiệp (Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học) mới chỉ đang trong giai đoạn thảo luận nội bộ thì đáng tiếc thông tin đã bị lộ, lọt ra bên ngoài.  

Tạm 'đóng cửa' Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN

Tạm 'đóng cửa' Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN

- Do có nhiều thành viên chủ chốt tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân nhiễm Covid-19, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội tạm “đóng cửa” đến ngày 15/3.