Đây là một trong chuỗi sự kiện của Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

{keywords}
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp
khoa học và công nghệ (Bộ KH&CN) trao giải Nhất cho dự án “Nhà gỗ lắp ghép và đồ nội thất
thông minh”.

Với 13 dự án tham gia chung kết cuộc thi, Ban tổ chức đã quyết định trao giải Nhất cho dự án “Nhà gỗ lắp ghép và đồ nội thất thông minh” của Công ty TNHH Kết nối nghệ thuật 24 (Lâm Đồng); giải Nhì cho dự án “Giải pháp vận tải thông minh Shipway” của Công ty TNHH MTV Phát triển & Đầu tư Đại Hùng (Quảng Ngãi).

{keywords}
Bà Võ Thị Hảo, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng trao giải Nhì cho tác giả đạt giải.

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ KH&CN), Trưởng Ban Giám khảo cuộc thi cho hay thực sự ngạc nhiên và đánh giá cao hàm lượng khoa học và công nghệ của các dự án.

Bên cạnh đó, thành phần tham gia cũng đa dạng từ trường đại học, viện nghiên cứu đến người dân... Các dự án khởi nghiệp sáng tạo đều xuất phát từ nhu cầu cuộc sống và mang tính đặc trưng của vùng.

{keywords}
3 dự án đạt giải Ba cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ

Chị Nguyễn Thị Mẫn Vy, một trong các startup có dự án tham dự cuộc thi với sản phẩm nước hoa khô đa năng cho hay, khó khăn của các starup chính là vấn đề lựa chọn công nghệ, mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp của chị Mẫn cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc hướng dẫn tạo lập quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường kết nối, giao lưu để qua đó, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận, quảng bá sản phẩm.

Bà Võ Thị Hảo, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng kiến nghị, không có hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương nào có thể tồn tại độc lập mà cần có sự kết nối chặt chẽ với các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong nước và giữa trong nước với quốc tế. Đối với các tỉnh, thành phố có nhiều liên kết chặt chẽ và các mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau như vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ thì việc liên kết để cùng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp là vô cùng cần thiết.

“Thông qua hoạt động kết nối đầu tư giữa doanh nghiệp và startup, tôi đề nghị các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư, các hiệp hội doanh nghiệp, trên tinh thần thế hệ doanh nhân đi trước hướng dẫn, hỗ trợ và đồng hành, dìu dắt thế hệ đi sau. Qua đó góp phần đưa các ý tưởng, các dự án có tiềm năng của những nhà khởi nghiệp trẻ có điều kiện thuận lợi sớm trở thành hiện thực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước thịnh vượng”, bà Hảo nói.

{keywords}
Ban tổ chức trao chứng nhận tham dự cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ 2019”.

Ông Trần Văn Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương (Bộ KH&CN) cho rằng, trong giai đoạn tiếp theo khi hoạt động khởi nghiệp sáng tạo tập trung vào chiều sâu, cần tăng cường hơn nữa sự hình thành và phát triển mô hình liên kết giữa các tổ chức hỗ trợ; trường đại học, viện nghiên cứu; tổ chức thúc đẩy kinh doanh; nhà đầu tư và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương.

Hải Nguyên

“Mục tiêu của khởi nghiệp không chỉ thuần túy là con đường kiếm sống”

“Mục tiêu của khởi nghiệp không chỉ thuần túy là con đường kiếm sống”

- Bà Võ Thị Hảo, Giám đốc Sở KH&CN Lâm Đồng cho rằng mục tiêu của khởi nghiệp không chỉ thuần túy là một con đường kiếm sống, tạo dựng sự nghiệp mà còn là một triết lý sống, thử thách và kiểm tra giới hạn tiềm tàng của chúng ta.