"Sau khi cô Quy có giải trình cụ thể thì chúng tôi mới báo cáo xin ý kiến, và đưa ra hình thức xử lý kỷ luật như thế nào là quyền của các cấp căn cứ vào những quy định hiện hành” - ông Thược nói.
Theo ông Thược, sự việc không chỉ là bài học cho cô Quy mà cũng là bài học cho nhà trường và các giáo viên khác trong việc xử lý học sinh vi phạm.
“Qua đây, chúng tôi cũng thấy trách nhiệm là cần phát hiện sớm hơn những trường hợp tương tự để có biện pháp ngăn chặn, góp ý cho giáo viên đổi mới phương pháp giáo dục học sinh theo hướng tích cực, không để xảy ra tình trạng ứng xử không đúng quy định”.
Ông Nguyễn Văn Thược, Hiệu trưởng Trường THCS Tô Hiệu, huyện Trường Tín, Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Theo ông Thược, học sinh của trường không em nào hư.
“Chỉ có điều học sinh THCS nghịch, hay nói chuyện trong lớp, mất gốc về kiến thức. Mà khi đã mất gốc thì khi cô giáo giảng mà không hiểu bài, dẫn đến nói chuyện”.
Ông Thược cho biết nhà trường đang trong quá trình xét tốt nghiệp và N. (con của phụ huynh phán ánh sự việc cô giáo bắt nam sinh quỳ) nằm trong danh sách 5 học sinh khả năng không đủ điều kiện vì học lực yếu.
Theo vị hiệu trưởng này, cô Lê Thị Quy là một trong những giáo viên mẫu mực của trường. Ông Thược khẳng định cô Quy có chuyên môn vững, nhiệt tình, trách nhiệm.
“Cô giáo Quy là người rất tâm huyết với học trò. Sự việc này chỉ do phương pháp, cách xử lý tình huống sư phạm chưa tốt”, ông Thược đánh giá.
Theo ông Thược, thông tư 08 năm 1988 của Bộ GD-ĐT về kỷ luật học sinh đến bây giờ đã quá lỗi thời. Do đó, thực tế các giáo viên cũng rất lúng túng trong việc xử lý kỷ luật học sinh.
Bộ GD-ĐT đã ra Thông tư 16 năm 2019 về ứng xử sư phạm (Thông tư về quy tắc ứng xử trong nhà trường - PV), nhưng đến ngày 28/5 tới mới có hiệu lực.
“Với học sinh hiện nay phải áp dụng những hình thức kỷ luật tích cực. Tôi nghĩ cần có những điều chỉnh, bổ sung thông tư 08 năm 1988 để có hành lang pháp lý, làm cơ sở cho giáo viên bám theo khi giáo dục tích cực hoặc xử lý kỷ luật học sinh”, ông Thược nói.
Thanh Hùng - Thúy Nga
Phụ huynh bất đồng về cách phạt quỳ của cô giáo
- Là người đề xuất hình thức phạt quỳ, chị Sắn cho rằng, làm như thế con mình vẫn được nghe giảng và chép bài. Tuy nhiên, chị Loan – người viết đơn tố cáo cô giáo – lại cho đó là hành vi không thể chấp nhận được.
Cô giáo bắt học sinh quỳ: “Tôi bất lực, dù biết là sai”
Nói về việc áp dụng hình phạt bắt học sinh quỳ trong lớp, cô Quy cho hay bản thân bất lực dù đã áp dụng đủ các phương pháp giáo dục.