Trong lịch sử từ quan thời phong kiến có thể kể tới những vị danh nhân của đất nước như Nguyễn Công Trứ (1878-1858), Nguyễn Khuyến (1835-1909), Chu Văn An (1292-1370), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), Nguyễn Huy Tự (1743-1790), Bùi Huy Bích (1744-1818)…

Họ có nhiều lý do để treo ấn từ quan, như bất phùng thời, bất như ý, thời vận đã sắp hết…

Bạn đã biết được những gì về họ?

"Đường mây rộng thênh thênh cử bộ/ Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo/ Thảnh thơi thơ túi rượu bầu..." – đây là những câu thơ của ai viết sau khi từ quan?

A. Nguyễn Công Trứ

Đáp án chính xác là Nguyễn Công Trứ.

Nguyên văn bài thơ như sau: Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc/ Nợ tang bồng vay trả trả vay/  Chí làm trai nam bắc đông tây/  Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể/  Nhân sinh thế thuợng thuỳ vô nghệ/  Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh/  Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh/  Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ/  Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ/  Quyết ra tay lèo lái trận cuồng phong/ Chí những toan xẻ núi lấp sông/  Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ/  Đuờng mây rộng thênh thênh cử bộ/  Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo/  Thảnh thơi thơ túi ruợu bầu.

B. Nguyễn Bỉnh Khiêm

C. Chu Văn An

 

Ai là tác giả của truyện Hoa tiên?

A. Nguyễn Công Trứ

B. Bùi Huy Bích

C. Nguyễn Huy Tự

Đáp án chính xác là Nguyễn Huy Tự.

Truyện Hoa tiên, còn có tên là Hoa tiên ký hay Đệ bát tài tử Hoa tiên diễn âm là một truyện dài bằng thơ Nôm, ra đời khoảng giữa thế kỷ 18. Truyện Hoa tiên về cuộc tình duyên trắc trở giữa hai nhân vật chính: Lương sinh và Dương Dao Tiên, vì hai bên viết lời thề nguyền gắn bó với nhau trên hai tờ giấy hoa tiên nên truyện mới có tên là Hoa tiên.

Nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm nhận định: Truyện Hoa tiên, tuy là một câu chuyện tình, nhưng có chủ ý khuyên răn người đời về đường luân thường.

 

"Quan chẳng quan thì dân, chiếu trung đình ngất ngưởng ngồi trên/ Nào lềnh, nào cả, nào bàn ba/ Tiền làm sao, gạo làm sao, đóng góp làm sao/ Một năm mười hai tháng thảnh thơi…"  - Những câu thơ này được Nguyễn Khuyến viết trong bài thơ nào?

A. Cảm tác

B. Cáo quan về ở nhà

C. Cáo quan

Đáp án chính xác là bài Cáo quan.

Nguyên văn bài thơ như sau: Quan chẳng quan thì dân, chiếu trung đình ngất ngưởng ngồi trên/ Nào lềnh, nào cả, nào bàn ba/  Tiền làm sao, gạo làm sao, đóng góp làm sao/  Một năm mười hai tháng thảnh thơi/ Cái thủ lợn nhìn thầy đà nhẵn mặt/ Già chẳng già với trẻ, đàn tiểu tử nhấp nhô đứng trước/ Này thơ, này phú, này đoạn một/  Bằng là thế, trắc là thế, lề lối là thế/  Ba vạn sáu nghìn ngày thấm thoắt/ Con mắt già cái kính đã mòn tai.

 

Vị nào nhân có tang mẹ, xin về chịu tang và ở hẳn ở nhà không ra làm quan nữa?

A. Nguyễn Huy Tự

Đáp án chính xác là Nguyễn Huy Tự.

Năm 17 tuổi, Nguyễn Huy Tự đỗ thứ 5 kỳ thi Hương tại trường Nghệ An… Năm 1782, ở kinh đô Thăng Long có loạn kiêu binh. Vương triều và đất nước cùng lâm vào cảnh rối ren, loạn lạc. Nhân có tang mẹ, Nguyễn Huy Tự xin về chịu tang (1784) và ở hẳn ở nhà không ra làm quan nữa. Về lại Trường Lưu, ông giúp cha (Nguyễn Huy Oánh) chăm lo cho Phúc Giang thư viện.

Năm 1790, ông được vua Quang Trung triệu tới Phú Xuân. Ông nhận lời làm Hữu thị lang cho nhà Tây Sơn. Nhưng liền sau đó, ông mắc trọng bệnh và mất ngày 27/7/1790 tại Phú Xuân, lúc 47 tuổi.

B. Nguyễn Khuyến

C. Nguyễn Bình Khiêm

 

Danh nhân văn hóa duy nhất trong lịch sử Việt Nam cho tới nay được công nhận là một vị thánh của một tôn giáo chính thức. Ông là ai?

A. Nguyễn Công Trứ

B. Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đáp án chính xác là Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Ông được suy tôn là Thanh Sơn Đạo sĩ (còn được gọi là Thanh Sơn Chơn nhơn), là một trong ba vị thánh linh thiêng của Đạo Cao Đài. Bức tranh Tam Thánh ký hòa ước được lưu thờ tại Tòa Thánh Tây Ninh có vẽ chân dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm bên cạnh Victor Hugo và Tôn Trung Sơn.

C. Chu Văn An

 

Sau khi về ở ẩn, ông từng được hai vị vua mời hồi triều làm quan nhưng đều từ chối. Ông là ai?

A. Chu Văn An

Đáp án chính xác là Chu Văn An.

Vua Trần Dụ Tông có chỉ triệu Chu Văn An hồi triều, ông từ chối nên vua tỏ ý giận dữ. Hoàng Thái hậu Bảo Từ khuyên: “Người ấy là bậc cao hiền, Thiên tử không có quyền bắt người ta làm tôi được”.

Khi Trần Nghệ Tông lên ngôi, có mời nhưng ông chỉ về kinh chúc mừng, rồi trở lại núi cũ, không nhận chức tước.

B. Bùi Huy Bích

C. Nguyễn Khuyến

 

Phương Chi

Phan Huy Ích và Phan Huy Chú có quan hệ với nhau như thế nào?

Phan Huy Ích và Phan Huy Chú có quan hệ với nhau như thế nào?

Phan Huy Ích và Phan Huy Chú có quan hệ với nhau như thế nào? Bạn còn biết những gì về hai ông và dòng họ Phan Huy?

Phụ thân của vua Quang Trung mang họ gì?

Phụ thân của vua Quang Trung mang họ gì?

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), tức Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là người đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Ai là tể tướng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?

Ai là tể tướng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?

Tể tướng là một chức quan cao nhất trong hệ thống quan chế của phong kiến Á Đông, sau vị vua đang trị vì.

Ai đang là tù nhân được đưa lên làm hoàng đế?

Ai đang là tù nhân được đưa lên làm hoàng đế?

Ông là vị vua được lên ngôi một cách may mắn nhất. Bạn có biết ông là ai không?

Hoạn quan nào được sử sách Việt nhắc tới đầu tiên?

Hoạn quan nào được sử sách Việt nhắc tới đầu tiên?

Sử sách của ta chỉ chép tỉ mỉ từ đời Lý, trước đó nước ta có hoạn quan hay không thì không rõ...