"Bộ GD-ĐT có công bố danh sách thí sinh liên quan tới gian lận thi cử của kỳ thi THPT quốc gia" là câu hỏi được nhiều phóng viên đặt ra tại buổi họp báo diễn ra sáng 26/3.

Trước câu hỏi này, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho hay quan điểm của Bộ là không dung túng, bao che, làm quyết liệt. Việc xử lý cũng theo tinh thần đó.

{keywords}
Ông Mai Văn Trinh. Ảnh: Thanh Hùng

Theo quy định của quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT áp dụng cho năm 2018, kết quả chấm thẩm định là kết quả chính thức của kỳ thi THPT quốc gia 2018; được sử dụng thay thế kết quả do các hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 công bố trước đây để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018.

{keywords}
Kết quả thăm dò ý kiến bạn đọc từ 7h ngày 25/3 đến 11h ngày 26/3. Ảnh chụp màn hình.

“Việc công khai danh tính của các thí sinh tuân thủ theo Hiến pháp 2013, Luật Dân sự năm 2016 và đặc biệt căn cứ vào tình hình thực tiễn của cơ quan chức năng mà ở đây là Bộ Công an trong quá trình tiếp tục điều tra, xử lý sự việc. Do đó, công bố ở thời điểm nào, công bố đến đâu thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra, có cân nhắc" - ông Trinh nói.

Ông Trinh nhìn nhận quá trình 9 tháng để "đi đến được kết quả như ngày hôm nay" là nỗ lực rất lớn và cũng là minh chứng rất rõ ràng cho quan điểm của 2 Bộ Công an, GD-ĐT. Hiện nay, sự chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 là rất tích cực và đang được triển khai trên thực tế.

“Năm 2019, chúng tôi mời lực lượng A03 Bộ Công an, PA03 của 63 tỉnh thành cùng vào cuộc với các vụ, cục và thanh tra giáo dục. Việc này được tiến hành rất nghiêm túc, để những người tham gia tổ chức kỳ thi THPT quốc gia đều hiểu rõ việc và trách nhiệm của mình”, ông Trinh cho hay.

Thanh Hùng – Thúy Nga 

Thí sinh bị trượt oan vì gian lận thi cử, tổn thương ai lo?

Thí sinh bị trượt oan vì gian lận thi cử, tổn thương ai lo?

Đó là câu hỏi nhức nhối mà dư luận cũng như nhiều gia đình, thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2018 đặt ra.