Cụ thể, giai đoạn 2016-2019 đã đào tạo 1,15 - 1,4 triệu lao động, đạt 82% so với mục tiêu; còn 250.000 lao động đến năm 2020 sẽ hoàn thành đào tạo.
Hơn 2,3 triệu lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng. |
Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương tổ chức đào tạo cho lao động trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng nguyên liệu, có liên kết sản xuất với doanh nghiệp; các vùng sản xuất sản phẩm chủ lực của địa phương, sản xuất an toàn, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Kết quả là đã tạo chuyển biến cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường, hình thành đội ngũ lao động lành nghề, giúp nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Tỷ lệ lao động sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nâng cao thu nhập đạt trên 90%. Nông dân sau khi học nghề nông nghiệp đã áp dụng được kỹ năng mới vào sản xuất. Nhiều lao động sau học nghề đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đem lại thu nhập gấp 3 - 4 lần trước đây. Giá trị sản xuất tăng từ 83 triệu đồng/ha (2015) lên 90,1 triệu đồng/ha (2018). Năng suất lao động tăng 3,5 - 4%/năm. Nâng cao tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm từ 80% (2015) lên đến 90% (2018).
Hải Nguyên
Yên Bài đào tạo hơn 44.500 lao động nông thôn có việc làm sau học nghề
- Sau 10 năm triển khai thực hiện Đề án 1956, Yên Bái đã có trên 44.500 lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề, đạt tỷ lệ 90%.