Tại Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), vấn đề cổ phiếu ưu đãi ESOP được đặt ra khi Quỹ ngoại Wardhaven Vietnam Fund không đồng thuận về chính sách lương thưởng cho nhân viên.

Rất hoan nghênh thành tích của Ban điều hành PNJ. Song cổ phiếu PNJ giảm khá mạnh trong thời gian qua, dẫn đến thua lỗ tài chính cho cổ đông. Đây là lý do Wardhaven cho rằng, phương án phát hành ESOP 1,5% so với lượng cổ phiếu lưu hành là không có sự chia sẻ với cổ đông.

Phản hồi ý kiến của cổ đông ngoại, đại diện PNJ cho biết, giá cổ phiếu giảm trên thị trường không đến từ việc hoạt động kinh doanh của công ty mà là sự suy giảm chung trên thị trường cổ phiếu.

Đại diện PNJ cho rằng, việc đưa ra chính sách ESOP để thu hút nhân tài, tạo động lực gắn bó. Cổ phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm do đó chắc chắn giữ được nhân tài.

{keywords}
Cổ đông không hài lòng về phương án phát hành cổ phiếu ESOP.

Cũng vì đau mất 10 ngàn tỷ do cổ phiếu giảm giá mạnh đã khiến các đại gia lao vào cuộc chiến hạ bệ lãnh đạo tại công ty xây dựng số 1 Việt Nam - Coteccons (CTD). Nhóm cổ đông ngoại Kusto có thêm 2 cổ đông ngoại khác đặt vấn đề loại bỏ những lãnh đạo của doanh nghiệp này.

Đã có thêm 1 quỹ đầu tư lâu năm - quỹ PXP Vietnam Emerging Equity Fund bày tỏ ủng hộ của Kustocem và The8th đối với các vi phạm liên tục về quản trị doanh nghiệp và xung đột lợi ích tại Coteccons. Cụ thể là, yêu cầu bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT Coteccons của ông Nguyễn Bá Dương  - chủ tịch và ông Nguyễn Sỹ Công - Tổng giám đốc.

Tính cả cổ quỹ PXP mới thì bên ủng hộ đã nắm ít nhất 49% quyền biểu quyết của Coteccons.

Lãnh đạo Coteccons cho rằng, việc The8th ra thông báo có nội dung tương đồng với thông cáo báo chí của Kusto, đưa ra những cáo buộc không có căn cứ, cơ sở pháp lý về tình hình quản trị của công ty là không thể chấp nhận được.

Coteccons cũng đặt câu hỏi về việc có hay không mối liên hệ giữa Kusto (18,23%) với Thành Công (14.67%), The8th (10,82%), Ma Dao Trading Pte.Ltd (2,15%) cùng một số cổ đông cá nhân khác… cấu kết với nhau tì cách bãi miễn những người sáng lập Coteccons nhằm hoàn tất quá trình thâu tóm Công ty.

Ban lãnh đạo Coteccons cũng đặt ra nghi vấn: có hay không việc nhóm cổ đông này vi phạm pháp luật về chào mua công khai và công bố thông tin để sở hữu trái phép cổ phiếu CTD.

{keywords}
Mâu thuẫn cổ đông nội-ngoại luôn tồn tại.

Trong vài năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài dồn dập đổ tiền vào các doanh nghiệp đầu ngành tại Việt Nam.

Năm 2019, đối tác Nhật (Mitsui) có thể nâng sở hữu tại Minh Phú lên trên 35% tại thời điểm hoàn tất giao dịch. Ông lớn số 1 ngành bia Việt Nam: Sabeco đã trở thành công ty nước ngoài sau khi cổ đông Nhà nước thoái vốn, nhận 5 tỷ USD từ ThaiBev của tỷ phú người Thái Charoen Sirivadhanabhakdi.

ThaiBev - thông qua công ty con Fraser & Neave - hiện cũng đang nắm giữ khoảng 20% cổ phần của Vinamilk trị giá gần 2 tỷ USD sau quá trình khoảng 15 năm liên tục mua cổ phiếu.

Trong mảng vật liệu xây dựng, đại gia Thái Nawaplastic Industries (thuộc Tập đoàn SCG) nắm giữ gần 65% cổ phần doanh nghiệp nhựa lớn nhât Việt Nam: Nhựa Bình Minh (BMP). Riêng SCG nắm hơn 54%. Tỷ lệ NĐT ngoại tại Nhựa Tiền Phong (NTP).

Hơn nửa thập kỷ trước, SCG của Thái Lan cũng đã thâu tóm thương hiệu gạch hàng đầu Prime. Công ty Siam Cement thuộc Tập đoàn SCG của Thái Lan cũng đã chính thức sở hữu 100% dự án hóa dầu Long Sơn (tổng đầu tư 5,4 tỷ USD).

Trong tháng 4, công ty Nhật Bản Taisho đã chi thêm gần 2,5 ngàn tỷ đồng để nâng sở hữu tại Dược Hậu Giang (DHG) lên gần 51%, chi phối doanh nghiệp dược hàng đầu Việt Nam. Dược Hậu Giang như vậy chính thức trở thành công ty con của đơn vị Nhật Bản này.

Mối quan hệ cổ đông nội-ngoại không phải bao giờ cũng êm ấm, nhất là khi giá cổ phiếu đi xuống hay doanh nghiệp không mang lại lợi nhuận. Sự căng thẳng thường lên cao đỉnh điểm khi NĐT ngoại có ý định thâu tóm DN nội.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 12/6, chỉ số VN-Index tiếp tục giảm mạnh sau cú lao dốc trong phiên liền trước. Các cổ phếu blue-chips đồng loạt giảm mạnh. 

Theo Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, phiên giảm mạnh hôm qua đã làm các điểm số kỹ thuật ngắn hạn thay đổi mạnh, VN-Index và VN30 rơi vào trạng thái tiêu cực với cùng số điểm -4. VN-Index đã để mất mốc 880 do đó MASVN cân nhắc 2 ngưỡng hỗ trợ gần nhất của chỉ số này là 860 và 820. Trong đó ngưỡng 820 có tính chất là hỗ trợ mạnh cho xu hướng ngắn hạn.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/6, VN-Index giảm 32,63 điểm xuống 867,37 điểm; HNX-Index giảm 4,62 điểm xuống 116,06 điểm. Upcom-Index giảm 1,36 điểm xuống 55,94 điểm. Thanh khoản đạt khoảng 11,7 ngàn tỷ đồng.

V. Hà