Theo Sở Giao dịch Chứng khoán HNX, CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng (Hồng Hoàng) vừa công bố kết quả đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với lô trái phiếu không chuyển đổi, kỳ hạn 5 năm, trị giá tổng cộng hơn 1,4 ngàn tỷ đồng và được đảm bảo bằng lô cổ phiếu ACB.
Đây là sự kiện đáng ra là rất bình thường trong bối cảnh các doanh nghiệp ồ ạt phát hành trái phiếu huy động vốn khi tín dụng bị thắt chặt. Tuy nhiên, mức lãi suất của lô trái phiếu của Hồng Hoàng lên tới 20%/năm, gần gấp đôi so với mặt bằng chung trên thị trường thực sự là một hiện tượng bất thường.
Hồng Hoàng có vốn điều lệ 5 tỷ đồng và được cho là một doanh nghiệp có manh mối liên hệ tới các công ty trong gia đình nhà ông Trần Huy Hùng, chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, con trai của ông Trần Mộng Hùng - một đại gia ngành ngân hàng nổi tiếng dưới thời ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) cầm trịch tại ACB.
CTCP Đầu tư Thương mại Nghi Lan do bà Phạm Thị Khánh Hồng làm người đại diện pháp luật và có trụ sở đăng ký tại Tầng 3, toà nhà An Phú Plaza, 117 - 119 Lý Chính Thắng, Phường 07, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. |
Hồng Hoàng, thành lập năm 2016 và hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý, có trụ sở đăng ký tại Tầng 3, toà nhà An Phú Plaza, 117 - 119 Lý Chính Thắng, Phường 07, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Địa chỉ này trùng khớp với một doanh nghiệp khác là CTCP Đầu tư Thương mại Nghi Lan. Cả 2 công ty này đều do bà Phạm Thị Khánh Hồng làm người đại diện pháp luật. Đây đều là các doanh nghiệp đã từng đặt trụ sở tại tòa nhà ACB tại Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3.
Trước đó, chỉ một ngày sau khi phát hành trái phiếu, thị trường chứng khoán ghi nhận một loạt lệnh giao dịch thỏa thuận khối lượng lớn cổ phiếu ACB khớp lệnh tại mức giá 23.800 đồng/cp. Cụ thể có 4 lệnh giao dịch, tổng cộng gần 60,8 triệu cổ phiếu, trong đó có 3 lệnh có tổng khối lượng 35,2 triệu cổ phiếu, đúng bằng số lượng cổ phiếu quỹ mà ACB bán ra.
CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng do bà Phạm Thị Khánh Hồng làm người đại diện pháp luật và có trụ sở đăng ký tại Tầng 3, toà nhà An Phú Plaza, 117 - 119 Lý Chính Thắng, Phường 07, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. |
Theo Trí thức trẻ, Hồng Hoàng sau đó cũng chỉ một ngày đã dùng gần 60,8 triệu cổ phiếu ACB do mình sở hữu dùng làm tài sản bảo đảm với bên nhận đảm bảo là Saigon Asia Credit Limited - một pháp nhân có trụ sở tại thiên đường thuế Cayman Islands.
Cổ phiếu ACB gần đây tăng khá mạnh và đang ở đỉnh trong hơn 1 năm qua. Trong vòng 3 tháng qua, cổ phiếu này đã tăng hơn 16%. Nếu tính so với mức giá giao dịch gần 60,8 triệu đơn vị, thì cổ phiếu ACB đã tăng thêm hơn 5%, tương đương giá trị khoản tiền tăng thêm hơn 70 tỷ đồng.
Tuy nhiên, số tiền chênh lệch này không nhiều so với mức lãi Hồng Hoàng phải trả lên tới 280 tỷ đồng mỗi năm và hơn 1,4 ngàn tỷ trong vòng 5 năm theo như kỳ hạn của trái phiếu.
Việc vay với lãi suất cắt cổ của Hồng Hoàng là điều khá bất thường.
Ông Trần Hùng Huy, chủ tịch Ngân hàng ACB. |
Sau “sự cố Bầu Kiên” năm 2012, Ngân hàng đã trải qua nhiều năm khá bình yên. Tuy nhiên, một số đợt sóng ngầm bắt đầu trở lại với sự xuất hiện của nhóm Bầu Kiên hồi đầu 2018 cho tới những vụ mua bán “tái cơ cấu” đầu 2019 và giờ đây là các giao dịch bí ẩn ngàn tỷ.
Đầu 2018, nỗi ám ảnh “sự cố Bầu Kiên” đã trở lại. Tại ĐHCĐ ACB năm 2018, căng thăng trở lại với xuất hiện ứng cử viên do nhóm cổ đông đề cử để bầu chức danh thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023.
Khi đó, ông Nguyễn Duy Hưng, ứng viên thứ 11 do nhóm cổ đông đề cử để bầu chức danh thành viên HĐQT ACB, là một trong 3 người không được cơ quan quản lý chấp thuận có mặt trong danh sách ứng viên. Ông Nguyễn Duy Hưng được cho là có quan hệ với vợ chồng bầu Kiên. Ông Hưng từng giữ chức Phó chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam thương tín (VietBank), nơi gia đình Bầu Kiên khi đó nắm giữ một lượng lớn cổ phần.
Tuy nhiên, sau đó, NHNN đã loại 3 ứng cử viên trong đó có đại diện nhóm Bầu Kiên. Ông Trần Hùng Huy tiếp tục làm Chủ tịch ACB.
Theo báo cáo năm 2018, ACB đã thu về hơn 1,6 ngàn tỷ đồng từ thu hồi khoản nợ của nhóm G6 liên quan Bầu Kiên khiến lợi nhuận tăng đột biến, gấp 2,5 lần so với năm trước đó. Vào cuối 2017, khoản thu từ nhóm công ty G6 còn 616 tỷ đồng và đã được trích lập dự phòng. Từ năm 2012, sau khi bầu Kiên bị bắt về hành vi "kinh doanh trái phép" và để lại hàng ngàn tỷ khoản phải thu tại ACB.
Đầu năm 2019, những người liên quan tới ông Trần Hùng Huy đã nhiều thương vụ chuyển nhượng cổ phiếu, tổng cộng gần 52 triệu cổ phiếu, sang cho các công ty riêng và được giải thích là “cơ cấu lại sở hữu và hình thức đầu tư trong nội bộ gia đình, không bán ra thị trường bất kỳ cổ phiếu nào".
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), trong phiên giao dịch 14/11 chỉ số VN-Index tăng nhẹ và do vậy giữ vững ngưỡng 1.000 điểm. Cả 3 cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đều tăng điểm.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn khá thận trọng.
Theo BSC, bên cạnh những tín hiệu trái chiều về thỏa thuận thương mại được Tổng thống Trump đưa ra trong bài phát biểu hôm trước, áp lực chốt lời mạnh trong vùng giá nhiều biến động cũng cho thấy chỉ số cần thời gian tích lũy thêm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/11, VN-Index giảm 5,56 điểm xuống 1.012,77 điểm; HNX-Index tăng 0,23 điểm lên 107,2 điểm. Upcom-Index tăng 0,01 điểm lên 56,82 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 320 triệu đơn vị, trị giá 7,1 ngàn tỷ đồng.
V. Hà