Con cá xấu xí, kịch độc giá gần 7 triệu một miếng bé xíu

Cá nóc có độc tố gây chết người cao gấp 1.200 lần so với chất độc xyanua và một con cá có đủ chất độc để giết 30 người. Nhưng cá nóc lại được coi là món phổ biến, ngon nhất và đắt nhất đất nước mặt trời mọc. Món ăn được chế biến từ cá nóc được chia làm nhiều thứ hạng, cấp bậc và chất lượng khác nhau.

{keywords}
Cá nóc có độc tố gây chết người cao gấp 1.200 lần so với chất độc xyanua.

Những người thích tìm cảm giác mạnh sẽ trả từ 5.000 yên (khoảng 1 triệu đồng) đến 35.000 yên (khoảng 7 triệu đồng) cho một miếng thịt cá nóc 100g. Miếng thịt này sẽ có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau.

Những tai nạn chết người do ăn cá nóc hiếm khi xảy ra nếu món ăn được nấu bởi những đầu bếp được đào tạo và cấp phép. Tuy nhiên, việc thử món ăn kịch độc và đắt đỏ này cũng khiến nhiều người “lạnh gáy”.

Nhặt thứ đắt hơn vàng trong phân chim về bán chục triệu dễ dàng

Chim Jacu có nguồn gốc từ Brazil từng được coi là loài gây hại cho người trồng cà phê, vì chúng có thể ăn tới 10% sản lượng cà phê.

{keywords}
Chế độ ăn và tiêu hóa nhanh của chim Jacu sẽ có ảnh hưởng đột phá tới hương vị cà phê.

Tuy nhiên, ngày nay con người đã phát hiện được điều đặc biệt về chúng. Jacu là loại chim được xếp vào hàng nguy cấp cần được bảo vệ. Và đặc biệt, phân chim Jacu có giá đắt hơn vàng. Cà phê chim Jacu có hương vị độc đáo, hấp dẫn với mùi hoa hồi.

Tại một số siêu thị, giá bán cà phê chim Jacu ở mức 3.250 USD/túi (tương đương 75 triệu đồng). Cửa hàng Harrord ở Anh bán hạt cà phê Jacu với mức giá 190 USD/125g (khoảng 4,41 triệu đồng).

Loài cua cạn lớn nhất Việt Nam chỉ có ở Côn Đảo

Cua xe tăng là một loài cua cạn khổng lồ thuộc họ cua cạn Geocarcinidae. Cua xe tăng là loài cua cạn to nhất Việt Nam và bán đảo Đông Dương.

Tại Việt Nam, rừng ngập mặn thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi duy nhất cua xe tăng sinh sống. Khi trưởng thành, loài cua này có mai dài hơn 10 cm, trọng lượng lên tới 1 kg.

Cua có 2 càng to chắc khỏe và có vẻ như không tương xứng với thân (càng phải to, càng trái nhỏ) đủ sức cắn xé lá và ăn các loài động vật. Sở dĩ cua có tên xe tăng là vì khi bò, nó có hình dáng trông giống như cỗ xe tăng đang di chuyển.

Cây sanh 'Cột cờ Hà Nội' giá 2 tỷ không bán

Anh Trần Viết Chiến (Thanh Trì, Hà Nội) là chủ nhân của tác phẩm sanh có tên “Cột cờ Hà Nội”. Cây sanh có tuổi đời khoảng 70 năm, cao 2,5m, đường kính gốc 2,2m, chiều dài bông tán hơn 2m.

{keywords}
Tác phẩm sanh có tên “Cột cờ Hà Nội”.

Chủ nhân cho hay, lúc mới mua, cây đã có dáng trực nhưng tay cành hơi dài. Sau 11 năm kiên trì tạo tác, cắt giật, hiện cây đã gần như hoàn thiện. "Một tay cành giống hình lá cờ Tổ quốc đang bay phấp phới trong gió nên tôi và anh em chơi cây đặt tên là “Cột cờ Hà Nội”", anh Chiến giải thích.

Theo chủ nhân của cây sanh, đã có người trả giá hơn 2 tỷ đồng nhưng anh chưa bán.

Cá 'tàu ngầm' khổng lồ ngồn ngộn giữa lòng hồ thủy điện Sơn La

Ít ai ngờ, giữa mênh mông sóng nước lòng hồ thủy điện Sơn La lại có một trại nuôi cá đặc sản lớn đến như vậy. Ở trại này đang nuôi cá lăng, cá chép, đặc biệt, ai ra xem cũng đều bất ngờ, thích thú với đàn cá tầm con nào cũng to vật, bơi lượn như những chiếc tàu ngầm...

{keywords}
Cá tầm cỡ lớn với kích thước to gần như cái cột nhà...

Diện tích mặt hồ thủy điện tại tỉnh Sơn La đã tăng lên tới gần 21.000ha (gồm cả diện tích lòng hồ Thủy điện Hòa Bình và Thủy điện Sơn La). Lòng hồ thủy điện Sơn La rất phù hợp cho phát triển nuôi cá tầm và nhiều loại cá nước ngọt khác

"Hiện chúng tôi có 153 lồng nuôi cá trên diện tích 3ha mặt nước, trong lồng có hơn 140.000 con cá tầm, trong đó có hàng trăm con đang sinh sản, tốc độ sinh trưởng của cá tầm ở đây rất tốt. Bình quân 1 năm chúng tôi bán cá tầm ra thị trường dao động từ 150 tấn – 200 tấn, giá bán gần 200.000/kg", ông Nguyễn Ngọc Lan, Quản đốc Công ty TNHH một thành viên Cá tầm Việt Nam – Sơn La, tiết lộ.

Bộ bàn ghế nghê bảo đỉnh 1,5 tỷ trơ trọi dưới mưa lớn

Bộ bàn ghế nghê bảo đỉnh gồm 4 ghế lớn, 1 ghế dài, bàn và các gộc đôn, tấm gỗ để chân được đề giá 1,5 tỷ đồng.

{keywords}
Bộ bàn ghế nghê bảo đỉnh.

Điểm đặc biệt của bộ bàn ghế nghê bảo đỉnh đó là nghệ thuật chạm trổ với tượng hình tứ linh chủ đạo, cùng vật liệu gỗ gõ đỏ Nam Phi bền bỉ. Theo nhiều người sành đồ gỗ mỹ nghệ, độ bền của loại gỗ này nếu được bảo quản tốt sẽ lên tới hàng trăm năm.

Bộ bàn ghế nghê bảo đỉnh và một số sản phẩm gỗ mỹ nghệ khác được bày bán tại hội chợ đúng vào dịp TP. Rạch Giá mưa liên tục.

Chuyện lạ Đắk Nông: Làng hút khách du lịch nhờ 'Cây thần linh'

Ở bon Phi Mur, xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) hiện còn có một cây đa khổng lồ tỏa bóng mát ngay tại bến nước của bon.

Người dân nơi đây không biết cây đa này có từ bao giờ, chỉ biết rằng qua mấy đời đã thấy nó sừng sững ở đấy. Dân địa phương gọi cây đa là "Cây thần linh".

{keywords}
"Cây thần linh" ở bon Phi Mur, xã Quảng Khê.

Theo Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông, “Cây thần linh” là một trong những điểm di sản thuộc tuyến du lịch “Âm vang từ Trái đất”. Đây là một điểm đến lý thú, hấp dẫn du khách khi trải nghiệm du lịch CVĐC.

Độc đáo giống mít tố nữ sai quả, dễ dàng bóc cả buồng

Cempedak được người Việt biết đến với tên gọi mít tố nữ. Loại quả này rất phổ biến ở Malaysia, được lòng thực khách bởi hương vị thơm ngon và khá giống sầu riêng.

Loại mít này có hình trụ dài, không giống hình tròn của quả mít thông thường. Loại mít này đặc biệt ở chỗ là khi chín rất dễ bóc.

Không chỉ thơm ngon, thích mắt, những cây mít siêu trái ở Việt Nam còn mang lại một khoản thu nhập không nhỏ cho người trồng.

Khu vườn chuyên trồng những quả bí 'khổng lồ' ở Việt Nam

Quả bí đao bình thường khắp cả nước nơi nào cũng trồng được. Tuy nhiên, trồng bí đao cho quả nặng tới 50-60 kg có lẽ chỉ duy nhất một vùng quê ở tỉnh Bình Định mới có.

Làng bí đao khổng lồ này ở Bàu Chánh Trạch thuộc thôn Chánh Trạch 1, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định. Vùng đất màu mỡ này có giống bí đao được xếp vào hàng “độc nhất vô nhị”, bởi mỗi quả bí đao nặng đến 50 - 60 kg, thậm chí có quả đạt 80kg.

Theo bà Nguyễn Thị Đảm (68 tuổi, thôn Chánh Trạch 1), giống bí đao này chỉ khi trồng trên đất Bàu Chánh Trạch thì mới cho ra quả to như vậy. Đưa hạt giống đến ươm trồng ở nơi khác thì quả nhỏ chứ không to. Nhiều người về đây thấy bí to quá xin hạt giống về gieo thử nhưng cho quả như bí bình thường.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)