Sắm Tết sớm

Chồng là con trưởng, chị Nguyễn Hoàng Lan (Phùng Khoang, Hà Đông, Hà Nội) thường phải lo chuẩn bị nhiều loại thực phẩm. Ngay từ đầu tháng 12 Dương lịch, chị đã lên kế hoạch và đặt mua online trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT).

Chị cho hay, trên sàn Postmart của Bưu điện Việt Nam có đầy đủ các loại đặc sản Tết như miến dong, gạo tám thơm, măng, nấm, các loại mứt, hạt,... Nhiều loạt đạt chuẩn OCOP được cơ quan chức năng chứng nhận đảm bảo về chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện, các sàn TMĐT bán từ đồ nhập khẩu cao cấp tới bình dân như mớ rau, con cá,...

Hơn hai năm nay, mua sắm online đã trở thành thói quen của chị Lan, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh. Rút kinh nghiệm những năm trước, gần Tết, shipper thường quá tải, nên chị Lan đặt mua từ sớm.

“Những thứ mình mua đều là đồ khô, mà các sàn giờ chạy chương trình Tết toàn free ship, tặng thêm voucher nên tính ra mua cũng rẻ ngang ngoài chợ”, chị nói.

{keywords}
Bà nội trợ lo sắm Tết online sớm

Vừa nhận 5kg miến Cao Bằng, bà Trần Thị Tâm (Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay, hơn một năm nay bà quen với việc mua các loại đặc sản trên mạng từ các sàn TMĐT. Trước đây, để mua được những món như miến Cao Bằng, chè Thái Nguyên hay cá khô tận Cà Mau, bà đều phải nhờ người quen mua hộ, không chỉ phiền mà nhiều khi mua phải đồ không ưng ý.

Năm 2021, nghe thông tin vải thiều Bắc Giang bán trên sàn, giao ngay trong 2 tiếng, bà Tâm đặt mua thử thành công. Từ đó, bà thường xuyên mua online nhiều loại thực phẩm khô cho gia đình. “Giá không khác gì ngoài chợ mà còn giao nhanh nên tôi chủ động mua sớm. Con cháu cho đồng nào là để dành mua đồ Tết”, bà cho hay.

Theo bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc phát triển kinh doanh một công ty nghiên cứu thị trường, trước đây khi chưa có dịch Covid-19, chỉ cần nhìn vào data (dữ liệu) và qua các năm khác nhau có thể dự đoán xu hướng thị trường Tết năm tới. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng dịch Covid-19, hành vi mua sắm của người tiêu dùng, thói quen sinh hoạt, giải trí, thói quen kết nối với mọi người đã thay đổi rất nhiều.

Theo bà Nga, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp đang hướng đến thị trường mùa Tết cần lưu tâm đến 4 vấn đề là chơi Tết, mua sắm Tết, ăn Tết và quà Tết đang thay đổi ra sao.

Qua một khảo sát gần đây đối với người tiêu dùng ở TP.HCM và Hà Nội, bà Nga cho biết, những hoạt động vui chơi Tết sẽ số hóa nhiều hơn. Mua hàng online trở thành kênh mua sắm chính của người tiêu dùng. Với những người mới trải nghiệm mua sắm online đã thấy được sự thuận tiện, dễ dàng Vì thế, việc mua sắm Tết sẽ thay đổi” - bà Nga nói.

Dự đoán về xu hướng tiêu dùng trên TMĐT dịp cuối năm (10/2021-1/2022) của Lazada, người tiêu dùng có xu hướng mua sắm Tết truyền thống sớm hơn thường lệ.

Thời gian có thể bắt đầu từ cuối tháng 11, đầu tháng 12, tập trung vào các nhóm hàng cá nhân như quần áo, mỹ phẩm, sản phẩm cho bé,... vì nỗi lo dịch bệnh trở lại, lo ngại thiếu hụt hàng hóa hay giao hàng gián đoạn. Còn các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô hay hoa trái sẽ được mua vào thời gian cận Tết hơn.

Ảnh hưởng của dịch bệnh, thói quen mua sắm trực tuyến được hình thành và phát huy trong giai đoạn giãn cách sẽ tiếp tục được duy trì trong trạng thái bình thường mới. Người tiêu dùng hướng đến việc chi tiêu hiệu quả, thông minh thông qua việc lựa chọn mua hàng vào các dịp lễ hội mua sắm lớn như ngày độc thân (11/11) hay 12/12 và sử dụng các mã giảm giá, voucher,...

Đồng loạt khuyến mại

Nhằm giảm thiểu dịch bệnh lây lan, các siêu thị cũng như các cửa hàng kinh doanh giỏ quà Tết cũng đẩy mạnh dịch vụ mua sắm online. Chỉ cần ngồi ở nhà, người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm ưng ý, sau đó hàng sẽ được ship đến tận địa chỉ mà không tốn thời gian di chuyển.

Theo khảo sát, các sàn TMĐT đã đồng loạt tổ chức chương trình bán hàng Tết ngay từ sớm. Đây là thời điểm vàng để người tiêu dùng thoải mái mua sắm, với mức giảm giá tốt nhất; còn các đối tác, nhà bán hàng dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu hơn.

Sàn Postmart đẩy mạnh bán đặc sản địa phương phục vụ nhu cầu Tết. Lazada tổ chức chương trình Tết mới, Sale to từ 5/1 với hàng triệu sản phẩm giảm giá,... Chương trình Tết sale hoàn xu 88% của Shopee khởi động cho chiến dịch Tết Sale kéo dài đến hết 27/1.

{keywords}
Các sàn tăng cường giao hàng cuối năm

Các thương hiệu cũng như siêu thị bắt tay với các sàn TMĐT để bán hàng Tết. Mondelez Kinh Đô sẽ phục vụ người tiêu dùng 40 dòng sản phẩm mới tại hơn 200.000 điểm bán hàng trên cả nước cũng như tại các kênh mua sắm trực tuyến như Tiki, Shopee, Lazada và Grab.

Ông Furusawa Yasuyuki, Tổng Giám đốc Aeon Việt Nam, cho hay, sau dịch, hành vi, nhu cầu của người dân có nhiều thay đổi như chú trọng sự thuận tiện, ưu tiên mua hàng trực tuyến và thanh toán không tiền mặt. Do đó, siêu thị đã có kế hoạch tăng cường nhân lực phục vụ qua các kênh mua hàng qua điện thoại, ứng dụng Aeon App,  Shopee Food...

Một số các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, tiểu thương cũng bày bán giỏ quà Tết trên các trang TMĐT như Shopee, Lazada,... giá chỉ từ 150.000-850.000 đồng/giỏ quà. Đặc biệt còn có những giỏ quà Tết handmade, nông sản... theo chủ đề, tùy nhu cầu của khách hàng.

Nhận định về thị trường cuối năm, ông James Dong, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam và Thái Lan cho rằng, thông qua các ưu đãi hấp dẫn về giá, sản phẩm đa dạng và tăng cường miễn phí giao hàng, người dùng có thể an tâm mua sắm cho bản thân và gia đình trong dịp Tết Nguyên đán gần kề. Đây cũng là cơ hội để các thương hiệu và nhà bán hàng thúc đẩy kinh doanh, khởi đầu cho năm mới 2022.

Tuy nhiên, để thúc đẩy người tiêu dùng lên sàn TMĐT nhiều hơn, các sàn cần tăng cường nhiều giải pháp. Năng lực hạ tầng logistics tuy đã liên tục nâng cấp nhưng vẫn cần tiếp tục cải thiện. Nhiều khách hàng vẫn chưa quên trải nghiệm chờ một đơn hàng tận 2-3 tháng trong cao điểm giãn cách.

Bên cạnh đó, tỷ lệ hàng Việt trên các sàn TMĐT vẫn thấp. Chưa đến 20% top mặt hàng được tìm mua trên sàn trong mùa dịch là hàng Việt Nam. Các sàn cũng cần tăng cường các giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trước các vụ việc khuyến mại ảo, hàng giả.

Thư Kỳ

Bội thu chưa từng có, một bước chuyển đổi thắng lớn 1.400 tỷ

Bội thu chưa từng có, một bước chuyển đổi thắng lớn 1.400 tỷ

Năm trước, doanh thu của vải thiều của tỉnh Hải Dương chỉ khoảng 600 tỷ đồng. Nhưng năm nay quả vải thiều bán trên các sản thương mại điện tử, hình ảnh sản phẩm được quảng bá rộng khắp, nông dân thu ngay 1.400 tỷ đồng.