Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến ngày 4/1 trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc chỉ còn 8/76 cửa khẩu, lối mở đang hoạt động.

Trong đó, cửa khẩu quốc tế đang hoạt động là 4/7 cửa khẩu (Hữu Nghị, Ga quốc tế đường sắt Đồng Đăng, Ga quốc tế đường sắt Lào Cai và Kim Thành II); cửa khẩu chính đang hoạt động là 4/6 cửa khẩu (Chi Ma, Tà Lùng, Sóc Giang và Hoành Mô); cửa khẩu phụ đang hoạt động là 0/21; lối mở/điểm thông quan đang hoạt động là 0/42. Các cửa khẩu, lốii mở/điếm thông quan đang tạm dừng hoạt động là do phía Trung Quốc tạm dừng để kiểm soát dịch bệnh.

{keywords}
Tình trạng ùn tắc chưa thể khắc phục. Ảnh: Kiên Trung

Theo báo cáo của Sở Công Thương các tỉnh biên giới phía Bắc, tổng số phương tiện đang chờ xuất khẩu tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến ngày 3/1/2022 là 4.250 xe. Lạng Sơn ùn tắc nhiều nhất. Tổng lượng xe tồn tại 3 cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma đến sáng ngày 3/1 là 2.558 xe, giảm 1.771 xe so với sáng ngày 24 tháng 12 năm 2021. 

Bộ Công Thương cho rằng nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu dẫn đến hiện tượng ùn tắc hàng hóa là do phía Trung Quốc dừng hoàn toàn hoạt động thông quan tại gần như tất cả các cửa khẩu, trong đó có những cửa khẩu quan trọng, lượng hàng hóa xuất khẩu thông thường rất lớn như Kim Thành (Lào Cai), Tân Thanh (Lạng Sơn) và Móng Cái (Quảng Ninh).

Với những cửa khẩu còn tạm thời mở cửa (như Hữu Nghị, Chi Ma, Hoành Mô), quy trình giao nhận hàng hóa được kiểm soát rất chặt để kiểm soát nguy cơ dịch bệnh, dẫn đến ùn tắc trên diện rộng.

Giải pháp trước mắt, Bộ Công Thương khuyến nghị các Bộ, ngành phối hợp với Ủy ban nhân dân các địa phương kêu gọi, khuyến cáo thương nhân điều tiết việc đưa hàng lên biên giới phía Bắc, đặc biệt là các cửa khẩu đang có hiện tượng ùn tắc, bao gồm cả những trường hợp mà khách hàng Trung Quốc đã thanh toán tiền hàng.

"Nếu xe vẫn tiếp tục lên cửa khẩu, đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu điều tiết sớm lượng xe này vào chờ tại các địa phương phía sau. Bởi từ nay tới Tết Nguyên đán chỉ có thể xử lý các xe đang tồn tại cửa khẩu, nhất là khi lao động phía Trung Quốc có thể nghỉ tới 21 ngày trước Tết để kịp hoàn thành thời gian cách ly", Bộ Công Thương lưu ý.

Trường hợp khách hàng Trung Quốc đã thanh toán tiền hàng và vẫn đề nghị đưa hàng lên biên giới, Bộ Công Thương khuyến cáo thương nhân trao đổi với khách hàng Trung Quốc để giao hàng qua các cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế tại các tỉnh khác (như Cao Bằng) nhằm giảm ùn tắc tại Lạng Sơn, Quảng Ninh; hoặc chuyển sang sử dụng phương thức vận tải khác (như đường sắt, đường biển mà hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đang làm rất tốt).

Giải pháp căn cơ, theo Bộ Công Thương, cần đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa phương thức vận chuyển, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cũng như sự phụ thuộc vào hình thức xuất khẩu “tiểu ngạch”.

Các giải pháp quan trọng nhất được Bộ Công Thương đề cập là giảm sản xuất tự phát, tăng sản xuất theo tín hiệu thị trường và theo đơn đặt hàng.

Hai là nâng cao và kiểm soát chặt chẽ chất lượng nông sản, thuỷ sản, đáp ứng sự trông đợi của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước.

Ba là phổ biến và hướng dẫn các hộ nông dân về phương thức sản xuất, nuôi trồng, đóng gói, chế biến,... để đáp ứng tiêu chuẩn của từng nước, từng khu vực nhập khẩu.

Bốn là đẩy mạnh việc đăng ký vùng trồng cũng như công tác truy xuất nguồn gốc để tạo điều kiện cho xuất khẩu chính ngạch và giảm thời gian thông quan hàng hóa.

Lương Bằng

Thanh long chất núi trong siêu thị, mấy khi được ăn hàng xịn giá rẻ

Thanh long chất núi trong siêu thị, mấy khi được ăn hàng xịn giá rẻ

Sau khi hứa sẽ hỗ trợ tiêu thụ thanh long, hiện loại quả này đang được chất như núi trong siêu thị bán với giá rẻ. Trong khi đó, doanh nghiệp (DN) chế biến khoe món “hời lớn” khi mua được toàn hàng chất lượng cao.