Trang Autocar vừa điểm danh hơn 50 mẫu ô tô "bom xịt" của làng xe hơi thế giới. Cùng VietNamNet nhìn lại những mẫu xe có tuổi đời ngắn ngủi này kể từ thập niên 40 của thế kỷ trước cho đến nay.

Tucker 48 (1948)

{keywords}
Bộ 3 đèn pha ấn tượng của Tucker 48. Ảnh: Wikipedia

Vào những năm 40 của thế kỷ trước, thị trường xe hơi Mỹ bị thống trị bởi 3 tên tuổi lớn là General Motors, Ford và Chrysler.

Tuy nhiên, điều đó không làm Preston Tucker, một nhà sản xuất xe nghiệp dư chùn bước. Người đàn ông đầy tham vọng này khát khao chế tạo một chiếc xe có thiết kế đột phá, sở hữu đầy đủ những tính năng an toàn, tiện nghi và hiệu suất mạnh mẽ nhất.

Sau quá trình nghiên cứu, kết quả là chiếc sedan Tucker 48 ra đời với thiết kế đường cong quyến rũ, nội thất rộng rãi, dẫn động cầu sau và đèn pha trung tâm ấn tượng. Ngay khi ra mắt, chiếc xe này đã gây được tiếng vang trên thị trường xe tại Mỹ. Tuy nhiên, không may Preston Tucker bị dính vào cáo buộc lừa đảo. Việc sản xuất bị đình trệ, công ty bị phá sản khi chỉ mới xuất xưởng được 50 chiếc xe.

Hiện tại, Tucker 48 là một trong những mẫu xe được các nhà sưu tập săn lùng nhiều nhất và có giá lên tới hàng triệu USD.

Nash Metropolitan(1953)

{keywords}
Chiếc xe bị đánh giá là “xấu” theo quan điểm thẩm mỹ tại thời điểm đó. Ảnh: Autocar

Nash Metropolitan là một chiếc ô tô của Mỹ được lắp ráp tại Anh và bán ra thị trường từ năm 1953 đến năm 1961.

Chiếc xe là sản phẩm hợp tác giữa 2 công ty Nash và Austin, với tham vọng sản xuất một chiếc xe giá rẻ sử dụng hộp số của chiếc Austin A40 đang thịnh hành.

Tuy nhiên, mẫu xe này lại bị mọi người đánh giá là có thiết kế xấu, khoang lái chật chội, khả năng lái kém do có trục cơ sở ngắn. Vì vậy, dù có mức giá rẻ nhưng Nash Metropolitan vẫn chịu số phận hẩm hiu.

Austin Gipsy(1958)

{keywords}
Austin Gipsy, đối thủ không xứng tầm của Land Rover. Ảnh: Autocar

Vào những năm 50, hãng xe Land Rover rất nổi tiếng với các dòng xe SUV dẫn động 4 bánh có thể đi trên nhiều địa hình. Nhằm giành lại thị phần từ tay đối thủ, hãng xe Austin đã nhanh chóng tung ra mẫu Gipsy để cạnh tranh.

Tuy nhiên không được như Land Rover, những chiếc Austin Gipsy có chất lượng sản xuất rất kém, cộng thêm hệ thống treo bị lỗi nên mẫu xe này nhanh chóng bị thị trường đào thải.

Ford Edsel (1957)

{keywords}
Ford Edsel, mẫu xe bị phóng đại quá mức. Ảnh: Autocar


Được đặt theo tên đứa con duy nhất của Henry Ford, hãng xe này từng kỳ vọng sẽ tạo ra một thương hiệu hoàn toàn mới với chiếc Edsel.

Ford đã đầu tư rất nhiều tiền vào chiến dịch quảng cáo kéo dài hơn một năm khiến người tiêu dùng tin rằng Edsels là chiếc xe của tương lai. Tuy nhiên sau khi mắt công chúng, mẫu xe này bị người dân chê là đắt tiền, phóng đại quá mức.

Cuối cùng, hãng xe Mỹ đã chịu thiệt hại lên tới 300 triệu USD cho các khoản đầu tư nghiên cứu, sản xuất, quảng cáo chiếc Ford Edsel. Đây cũng là một trong những thương vụ thất bại lớn nhất của hãng Ford trong lịch sử.

Hillman Imp (1963)

{keywords}
Hillman Imp, phong cách trang nhã nhưng thường xuyên bị hỏng hóc. Ảnh: Autocar


Được chế tạo để cạnh tranh với mẫu xe Mini danh tiếng, chiếc Hillman Imp được trang bị động cơ dẫn động cầu sau cùng với cơ cấu phối khí trục cam đỉnh khiến chiếc xe rất dễ điều khiển.

Tuy nhiên chiếc xe này có nhược điểm là hay rò rỉ nước kèm theo động cơ công suất yếu, bộ điều tiết khí nén không đáng tin cậy làm cho Imp thường xuyên phải ghé thăm gara sửa chữa.
Chính lý do này đã làm khách hàng quay lưng với Hillman Imp.

Austin 3-Litre (1967)

{keywords}
Austin 3-Litre, xe sang nhưng chất lượng kém. Ảnh: Autocar

Mẫu Austin 3-Litre được hãng Austin sản xuất để cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ Ford Zodiac, Humber Scepter, Jaguar XJ6 và Vauxhall Viscount.

Tuy nhiên, mẫu xe này chỉ  được trang bị động cơ 6 xi lanh thẳng 2,9 lít loại cũ, công suất yếu. Chất lượng gia công của chiếc xe cũng bị đánh giá thấp, vỏ xe ọp ẹp. Những gì chiếc Austin 3-Litre thể hiện đã không xứng với số tiền mà khách hàng phải bỏ ra. Dù vậy, cũng đã có 10.000 chiếc được xuất xưởng trước khi mẫu xe này bị chấm dứt sản xuất.

Chevrolet Nova (1970)

{keywords}
Chevrolet Nova, mẫu xe chộp giật của hãng Chevrolet. Ảnh: Autocar

Vào những năm 70, hãng xe Chevrolet muốn tạo ra một chiếc xe hơi giá rẻ dành cho tất cả mọi người. Chiếc Chevrolet Nova đã ra đời và có khởi đầu khá suôn sẻ.

Thế nhưng sau đó để làm tăng lợi nhuận, hãng Chevrolet đã tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất hết mức có thể. Kết quả là chất lượng chiếc Chevrolet Nova bị giảm xuống vô cùng tệ.

Nội thất xe toàn nhựa dễ vỡ, thân xe nhanh ọp ẹp kèm theo hàng loạt vấn đề về lỗi cơ khí đã khiến cho những khách hàng trót mua chiếc xe này vô cùng mệt mỏi.

Chevrolet Vega (1971)

{keywords}
Chevrolet Vega khiến nhiều người dân Mỹ chán hàng nội địa. Ảnh: Autocar


Cựu giám đốc điều hành General Motors, ông John De Lorean tuyên bố rằng GM đã biết về những thiếu sót của chiếc Chevrolet Vega trước khi chiếc xe này được đưa vào sản xuất, nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện nó.

Hậu quả là lớp sơn xe của Chevrolet Vega rất kém, vỏ xe nhanh bị rỉ sét, trong khi động cơ cũng thường gặp trục trặc. Chiếc xe này có chất lượng thấp đến nỗi khiến người dân Mỹ phát chán xe trong nước và bắt đầu chuyển qua mua xe Nhật.

Chrysler 180 (1970)

{keywords}
Chrysler 180 được nâng cấp từ một mẫu xe cũ của Rootes. Ảnh: Autocar

Khi mua lại tập đoàn Rootes vào năm 1967, hãng Chrysler đã quyết định bán ô tô dưới thương hiệu riêng của mình ở châu Âu.

Người dân châu Âu đã tưởng rằng sẽ được mua các sản phẩm xe mới đến từ Mỹ, nhưng thay vào đó, Chrysler đã nâng cấp một mẫu xe cũ của Rootes rồi đặt tên là Chrysler 180.

Dĩ nhiên, người tiêu dùng không có hứng thú với kiểu bán xe “bình mới rượu cũ” nên sản phẩm của Chrysler gần như biến mất trên thị trường.

Triumph Stag (1970)

{keywords}
Triumph Stag thất bại vì chỉ “tốt nước sơn”. Ảnh: Autocar

Chiếc Triumph Stag là một trường hợp đáng tiếc trong lịch sử xe hơi. Mẫu xe mui trần 4 chỗ, động cơ V8 này có giá rất phải chăng.

Được bắt đầu sản xuất từ năm 1970 nhưng tới thời điểm kết thúc vào năm 1977 có chưa đến 26.000 chiếc được bán ra trên toàn cầu. Mặc dù sở hữu động cơ V8 mạnh mẽ, thiết kế đẹp nhưng khách hàng vẫn quay lưng với Triumph Stag do có chất lượng sản xuất kém.

(Xem tiếp phần 2: Tính toán sai lầm, loạt xế hộp chịu số phận hẩm hiu)

Quỳnh Anh (theo Autocar)

Trân trọng mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài, video về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Những thương hiệu xe chết yểu ở Việt Nam

Những thương hiệu xe chết yểu ở Việt Nam

Sau 25 năm, thị trường ô tô Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhiều thương hiệu. Nhưng bên cạnh đó, có không ít hãng xe và thương hiệu "chết yểu", thậm chí, chỉ tồn tại 2 năm.