Ông Zheng, sống ở Từ Châu (Trung Quốc), bị đau thắt lưng kéo dài và bí tiểu nên phải vào bệnh viện khám.
Kiểm tra sức khỏe cho thấy, nồng độ axit uric trong cơ thể của ông Zheng lên tới 800 µmol/l, lượng protein trong nước tiểu bất thường, huyết áp cao và có dấu hiệu của suy thận.
Sau khi được cấp cứu, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, nửa tháng sau, tình trạng của ông Zheng xấu đi trầm trọng và tử vong ở tuổi 43.
Thói quen ăn uống ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng. Ảnh minh họa: Affiliatedurologists
Ông Zheng là chủ quán bán đồ ăn sáng với các món chế biến từ thịt cừu. Cách đây 3 năm, ông đã phát hiện nồng độ axit uric trong máu cao. Tuy nhiên, do chưa có biến chứng gì nên ông không để tâm nhiều.
Công việc bận rộn nên ông thường xuyên ăn súp thịt ở cửa hàng của mình hàng ngày. Bác sĩ nhận định bữa sáng này chính là thủ phạm khiến ông Zheng bị suy thận.
Trong thịt cừu, hàm lượng purin cao. Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều purin sẽ sản sinh ra axit uric cao hơn, tăng gánh nặng chuyển hóa của thận. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị suy thận, nhiễm độc niệu.
Ngoài ra, hai loại thực phẩm sau được mệnh danh là “máy gia tốc” axit uric nên bạn không được ăn nhiều:
Nội tạng
Gan, tim lợn và các loại nội tạng động vật khác là những thực phẩm chứa lượng purin cao. Ăn nội tạng thường xuyên sẽ khiến hàm lượng purin trong cơ thể tăng, kéo theo đó, lượng axit uric tăng. Khi đó, chức năng của thận dễ bị ảnh hưởng.
Hải sản
Ảnh minh họa: Daily Meal
Hải sản là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, hải sản chứa nhiều purin, nhất là các loại có vỏ. Bạn ăn nhiều thực phẩm dưới nước trong thời gian dài sẽ đẩy nhanh quá trình sản xuất axit uric và ảnh hưởng đến thận.
Ba bất thường cảnh báo nồng độ axit uric cao:
- Khó khăn khi đi tiểu
Hàm lượng axit uric trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn (ở nam trên 420 µmol/L, ở nữ trên 360 µmol/L) sẽ làm tắc nghẽn cầu thận và gây ra các triệu chứng như thiểu niệu, tiểu buốt, vô niệu. Khi gặp phải tình trạng trên, bạn nên kiểm tra chức năng thận kịp thời để tránh bệnh nặng hơn.
- Đau khớp
Đây là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện khi axit uric quá cao. Quá nhiều axit uric trong cơ thể sẽ gây ra sự kết tủa urat, một phần urat sẽ tích tụ ở các khớp. Theo thời gian, tình trạng đau nhức xương khớp dễ xảy ra.
- Thường xuyên khát
Nếu bạn hay cảm thấy khát khi ngủ, ngay cả khi đã bổ sung nước, nồng độ axit uric trong cơ thể có thể đang rất cao.
Thận có chức năng chuyển hóa axit uric. Trong quá trình trao đổi chất này, nước là cần thiết. Thừa axit uric sẽ khiến cơ thể thiếu nước trầm trọng và bạn sẽ có cảm giác hay khát nước.
Ngoài hạn chế ăn các loại thực phẩm trên, bạn có thể giảm nồng độ axit uric bằng cách:
1. Tập thể dục nhiều hơn
Hoạt động tập luyện thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, tăng tốc độ lưu thông máu và tăng tỷ lệ chuyển hóa của axit uric.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên chọn một bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tật, cải thiện chức năng của các cơ quan nội tạng.
2. Uống nhiều nước
Uống nước đun sôi để nguội có thể bổ sung nước cho cơ thể và thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric. Bạn cũng có thể cho một số loại lá thuốc bổ thận vào nước.
An Yên (Theo Aboluowang)
Triệu chứng phổ biến cảnh báo ung thư thận
Nữ bệnh nhân đau nhức lưng nhiều năm nay nhưng nghĩ do làm việc nhiều. Gần đây đến bệnh viện khám phát hiện bị ung thư thận.