Đối mặt với mức thuế cao của Mỹ có thể làm nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại, Chủ tịch Tập Cận Bình đang cố gắng quảng cáo với phần còn lại của thế giới rằng nước ông là một nhân tố tích cực với thương mại toàn cầu.
Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Đảng Dân chủ lên ngôi, ông Trump gặp khó?
Máy bay do thám Mỹ chao đảo chạm mặt tiêm kích Nga
Iran rầm rộ tập trận đáp trả Mỹ
Ngày 5/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khai mạc cuộc triển lãm kéo dài 6 ngày nhằm chứng tỏ rằng Trung Quốc là nước tiêu thụ hàng ngoại khổng lồ. Nhà lãnh đạo này cho biết, Trung Quốc thích những gì phần còn lại của thế giới làm ra, ông cũng tái cam kết Bắc Kinh sẽ hạ thuế và tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Trung Quốc mở triển lãm, quảng bá đất nước với phần còn lại của thế giới. (Ảnh: NY Times) |
"Cởi mở đã trở thành một đặc điểm của Trung Quốc", tờ The New York Times dẫn lời ông Tập Cận Bình nói. "Trung Quốc đã trưởng thành bằng cách giao lưu với thế giới và thế giới cũng được hưởng lợi từ sự cởi mở của Trung Quốc. Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế đã sâu sắc và mở rộng hơn, quan niệm luật rừng và người thắng được cả sẽ dẫn tới bế tắc".
Triển lãm về nhập khẩu của Trung Quốc được kỳ vọng sẽ thu hút 150.000 người mua hàng trong nước tới Thượng Hải trong tuần này. Nơi triển lãm diễn ra rộng gấp 5 lần khoảng không triển lãm tại Trung tâm hội nghị Jacob K.Javits ở New York, Mỹ. Tại triển lãm, có hàng hóa của doanh nghiệp từ 130 quốc gia.
Triển lãm này nhằm chứng tỏ rằng Trung Quốc có nhiều thứ để chào mời thế giới hơn, chứ không chỉ là ngành sản xuất của nước này. Dù là hiện thời, hàng hóa do Trung Quốc sản xuất đang tràn ngập thế giới và nó khiến các nhà lãnh đạo Mỹ cũng như nhiều nơi khác phải lo lắng cho các ngành nghề trong nước.
Trong khi tìm kiếm một thỏa thuận thương mại với Mỹ, Bắc Kinh tiếp tục cố gắng lôi kéo phần còn lại của thế giới để ủng hộ nước này về mặt chính trị trong cuộc xung đột thương mại với Mỹ và để đảm bảo họ có nhiều nơi để bán hàng hóa. Điển hình của nỗ lực này là, gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Theo giới phân tích, động thái này là tín hiệu cho thấy, lập trường thương mại cứng rắn của ông Trump nhằm chống lại Nhật và Trung Quốc có thể khiến hai quốc gia là đối thủ của nhau ở trong vùng tiến lại gần nhau hơn.
Các chính phủ ở châu Âu và Đông Á cũng nhận thấy họ ngày càng bị kẹt giữa cuộc chiến thương mại của Washington và Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ Donald Trump không được công chúng nhiều quốc gia ưa, đặc biệt là ở Tây Âu, khiến giới lãnh đạo các nước thuộc khu vực này khó có thể ủng hộ ông trong các tranh chấp thương mại với Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo ở châu Âu và Đông Á cũng có những phàn nàn như của người đứng đầu Nhà Trắng. Họ nói rằng, Trung Quốc phân biệt đối xử với các công ty ngoại quốc làm ăn tại nước này và thiên vị cho các công ty địa phương. Một số nước bắt đầu ủng hộ việc áp dụng lập trường chống Trung Quốc.
Theo Tổng thư ký Phòng thương mại Liên minh châu Âu (EU) ở Trung Quốc Adam Dunnett, trong vài tháng qua, một số công ty châu Âu bắt đầu ủng hộ lập trường cứng rắn kiểu Mỹ. Họ muốn giới hạn hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang châu Âu, nếu Bắc Kinh không tạo cơ hội tương tự cho các công ty châu Âu gia nhập thị trường Trung Quốc như những gì các công ty Trung Quốc có được khi vào châu Âu.
Một số lãnh đạo các công ty châu Âu cũng bắt đầu nhắc lại những phàn nàn trước đó của Mỹ là Trung Quốc được phép gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới hồi 2001 quá dễ, khi vẫn các quy định vẫn chưa đủ để buộc Trung Quốc thành nền kinh tế dựa trên thị trường.
Trung Quốc hiện đang tìm cách giải quyết cuộc chiến thương mại với Mỹ trước khi nó gây tổn hại hơn nữa tới nền kinh tế nước này. Tốc độ phát triển của nước này đã bị ảnh hưởng bởi nỗi lo về nợ nần và việc lòng tin của người tiêu dùng bị giảm sút.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 5/11 nhấn mạnh trong năm nay, Trung Quốc đã mở cửa nhiều ngành nghề hơn nữa với đầu tư nước ngoài. Những công ty lớn như B.A.S.F và Exxon Mobill đã tận dụng cơ hội để vào nước này và ký các thỏa thuận. Để trấn an các công ty ngoại quốc, ông Tập Cận Bình nói, Trung Quốc sẽ tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để các công ty không bị lo lắng về ăn trộm và bắt chước mẫu mã.
Lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc trong vài tháng qua đã tăng lên. Thặng dư mậu dịch của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới cũng giảm khi so với kích cỡ nền kinh tế của quốc gia châu Á này, Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết hôm 5/11.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thế giới đứng về phía Mỹ. Các đối tác giao dịch với Mỹ tiếp tục cảnh báo rằng, những động thái đơn phương của Tổng thống Trump trong việc áp đặt thuế và xé bỏ các hiệp định thương mại có thể gây mất trật tự kinh tế thế giới.
Hoài Linh
Ông Trump đang 'ngầm giúp' Trung Quốc?
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đã thúc đẩy Trung Quốc khẩn trương hơn nữa trong việc thực hiện các mục tiêu nước này đề ra từ trước.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sắp kết thúc?
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump được tin đang có động thái nhằm sớm chấm dứt cuộc chiến thương mại đang leo thang với Trung Quốc.
Mỹ là nguyên nhân Trung Quốc, Nhật Bản xích lại gần nhau
Khi ông Shinzo Abe lên nắm quyền 6 năm trước, khó có thể tưởng tượng được việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc trải thảm đỏ đón ông.
Mỹ-Trung đấu thương mại, ai 'đứng giữa hai làn đạn'?
Panama là một trong những quốc gia hiện bị mắc kẹt giữa cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc-Mỹ và buộc phải tìm cách hài hòa giữa hai quốc gia này.