Quá trình hình thành

Năm 1987, Mỹ thành lập Bộ Tư lệnh Các chiến dịch đặc biệt (SOCOM), có nhiệm vụ điều phối hoạt động giữa các lực lượng đặc nhiệm của mình. SOCOM bao gồm lực lượng liên quân tiến hành nhiều loại hình tác chiến khác nhau, trong đó nổi bật là các hoạt động ám sát, đột nhập, do thám, phân tích tin tình báo, huấn luyện các lực lượng nước ngoài hay chống phổ biến vũ khí sát thương hàng loạt.

{keywords}
 

Trong cơ cấu của SOCOM có một đơn vị đáng chú ý là Bộ Chỉ huy Các chiến dịch phối hợp đặc biệt (JSOC), với nhiệm vụ truy tìm, tiêu diệt những kẻ khủng bố trên toàn thế giới. Một trong những chiến dịch thành công của JSOC là chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden của al-Qaeda năm 2011 trên lãnh thổ Pakistan.

SOCOM có ngân sách hoạt động hằng năm là hơn 10 tỷ USD. Những năm 1990, quân số trực thuộc quyền chỉ đạo của SOCOM là 37.000 người, nhưng hiện nay đã lên tới hơn 200.000 người. Thời kỳ Tổng thống George W. Bush nắm quyền, SOCOM hoạt động tại 60 quốc gia trên thế giới; năm 2010 là 75 nước và đến nay có tới 80 quốc gia, vùng lãnh thổ được cho là địa bàn hoạt động của các lực lượng này.

Tuy nhiên, đối với Washington, hiệu quả hoạt động của các lực lượng đặc biệt hiện có dường như vẫn chưa đủ vì nước Mỹ hiện đại có quá nhiều “kẻ thù” đe dọa thường trực đến an ninh quốc gia. Năm 2011, Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ (DNI) có báo cáo kết luận rằng, những hoạt động gián điệp của quân đội Mỹ cần tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu quan trọng khác ngoài địa bàn Iraq và Afghanistan, nghĩa là “sứ mạng tình báo quốc gia” phải tập trung thu thập và phân loại tin tình báo về các vấn đề toàn cầu, đồng thời chia sẻ với các cơ quan tình báo khác.

Xuất phát từ kết luận này, trên cơ sở các nghiên cứu do Thứ trưởng Quốc phòng Michael G. Vickers, Giám đốc Cơ quan Mật vụ quốc gia (NCS) John D. Bennett và đại diện của Ủy ban Quốc hội Mỹ tiến hành, tháng 4/2012, Chính phủ Mỹ đã phê duyệt kế hoạch thành lập Cơ quan Mật vụ Bộ Quốc phòng (DCS) nhằm nâng cao khả năng tình báo ở nước ngoài của quân đội. Đây là lực lượng chính trong hoạt động tình báo con người và hành động “tác chiến bí mật” của Bộ Quốc phòng Mỹ tại nước ngoài. Cơ quan này cũng được coi là “cánh tay nối dài” của CIA.

Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ

DCS có khoảng 17.000 nhân viên từ nhiều binh chủng khác nhau như lục quân, hải quân, không quân và hải quân đánh bộ. Trong đó có khoảng 500 nhân viên mật vụ (quân nhân chiếm 35%, dân sự chiếm 65%). Đội ngũ này gồm nhân viên văn phòng; chuyên gia phân tích, xử lý tin trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, khoa học - công nghệ, môi trường; chuyên gia thẩm vấn; các nhà ngôn ngữ học; chuyên gia kỹ thuật và một đơn vị vũ trang đặc biệt có thể sử dụng thành thạo nhiều loại vũ khí hiện đại, sẵn sàng tác chiến khi có chỉ đạo từ cấp trên.

DCS được cấp những chi phí cần thiết cho các hoạt động của mình từ ngân sách Bộ Quốc phòng, cụ thể là từ Cơ quan Tình báo quốc phòng (DIA) với số tiền hằng năm khoảng 4,5 tỷ USD.

Có ít chi tiết về nhiệm vụ cụ thể của DCS, song theo giới chuyên gia, cơ quan này có thể tiến hành nhiều hoạt động nhằm tăng cường hiệu quả trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và phổ biến vũ khí hạt nhân mà Mỹ tiến hành. DCS hỗ trợ đắc lực chính phủ Mỹ trong các vấn đề bảo đảm an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm việc hoạch định chính sách đối với những quốc gia mà Mỹ coi là “không thân thiện” như Trung Quốc, Iran, Triều Tiên..

Ngoài việc báo cáo với DIA, DCS cũng phối hợp hành động với Hệ thống tùy viên quân sự Mỹ (DAS). Hệ thống này được thành lập tháng 12/1964, có nhiệm vụ thực hiện hoạt động thu tin qua phương thức tình báo con người của Bộ Quốc phòng Mỹ; tiến hành các hoạt động gián điệp bí mật trên khắp thế giới nhằm đáp ứng những mục tiêu quốc phòng cấp quốc gia, phục vụ hiệu quả các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo quân sự cấp cao của Mỹ.

DCS hợp tác chặt chẽ với CIA trong việc theo dõi những mối đe dọa tiềm tàng, đặc biệt là những tên trùm khủng bố hay thủ lĩnh Hồi giáo cực đoan. DCS được phép cử nhân viên tình báo dưới các vỏ bọc khác nhau (phóng viên, chính khách, nhà ngoại giao, doanh nhân, giáo viên…) tới các khu vực và quốc gia ở châu Á, Trung Đông, châu Phi - những mục tiêu được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Mỹ. Trong hoạt động này, nhân viên DCS báo cáo trực tiếp với đại diện tình báo cao nhất tại địa bàn hoạt động, thường do CIA đảm nhiệm. Sự sắp xếp này nhằm xoa dịu nhiều ý kiến cho rằng tình báo quân đội đang ngày càng “lấn sân” CIA và các cơ quan tình báo khác. Thực tế, CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ thường “giẫm chân lên nhau”, do DIA cũng làm nhiệm vụ thu thập thông tin về khủng bố và phổ biến vũ khí hạt nhân như CIA.

Như vậy, cũng như CIA, tăng cường vai trò của con người trong thu thập và phân tích tình báo được xác định là hướng ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của DCS. Giới chức Mỹ kỳ vọng sự ra đời của DCS phần nào giúp hạn chế những tổn thất về sinh lực cũng như hỗ trợ các điệp viên hoạt động hiệu quả hơn.

Nguyên Phong

Bí mật hoạt động của CIA trong cuộc chiến Afghanistan

Bí mật hoạt động của CIA trong cuộc chiến Afghanistan

CIA phái các toán nhỏ tiềm nhập sâu vào hậu phương của Taliban để móc nối, giúp đỡ, huấn luyện cho các nhóm người Pastun chống Taliban.

Căn cứ tuyệt mật nơi CIA thí nghiệm kiểm soát trí óc con người

Căn cứ tuyệt mật nơi CIA thí nghiệm kiểm soát trí óc con người

Ngày nay Fort Detrick bao gồm nhiều phòng thí nghiệm tiên tiến nhưng trong thập niên 50 và 60 của thế kỷ trước, Mỹ đã thực hiện một trong những thí nghiệm đen tối nhất ở nơi này.