Từ một tỉnh hẻo lánh ở Afghanistan ngày 23/8/1996, Osama Bin Laden chính thức tuyên chiến chống nước Mỹ.


Khi đó, không mấy ai quan tâm xem trùm khủng bố này nói gì. Nhưng chỉ hai năm sau đó, ngày 7/8/1998, một loạt vụ nổ đồng thời xảy ra tại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania. Tổng cộng 224 người thiệt mạng, trong đó có 12 công dân Mỹ.

{keywords}
Bill Clinton: "Tôi đã có thể giết được Bin Laden".

Một thời gian sau, trong cuốn sách đoạt giải Pulitzer mang tên "Ghost Wars", tác giả Steve Coll viết "có một sự tin tưởng cao độ" rằng mạng lưới khủng bố al-Qaeda do Bin Laden cầm đầu chính là thủ phạm.

Theo hãng tin The Daily Caller, với trách nhiệm của mình, đội ngũ an ninh quốc gia của Tổng thống Bill Clinton khi đó đã họp bàn về phản ứng của Mỹ. Ngay lập tức, ông Clinton loại trừ khả năng tấn công nhằm vào chính quyền Taliban ở Afghanistan vì chứa chấp Bin Laden.

Ông tin người Mỹ nói chung không muốn chiến tranh với Afghanistan, và các đồng minh của Mỹ không ủng hộ nếu ông hành động.

Ngay sau đó, chuyện tình của Bill Clinton với thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky lại phủ bóng lên lịch trình chính trị của ông. 10 ngày sau vụ tấn công, Clinton ngồi với các công tố viên để trả lời chất vấn về vụ bê bối ngoại tình.

Có tin cho biết, Tổng thống Mỹ khẳng định với đội ngũ an ninh quốc gia rằng, ông sẽ không để cho sức nóng truyền thông ảnh hưởng đến quyết định của mình.

Daily Caller trích dẫn báo cáo của Ủy ban 11/9 cho biết, cựu Giám đốc CIA George Tenet đã trao cho Bill Clinton bằng chứng Bin Laden dự một cuộc họp của al-Qaeda ngày 20/8/1998. Và để lấy khí thế, nhóm của Clinton đã nghiên cứu cuộc tấn công của Tổng thống Ronald Reagan nhắm vào Tripoli trả đũa vụ đánh bom Berlin Disco năm 1986.

Tổng thống Clinton đã đồng ý cho bắn tên lửa hành trình vào Afghanistan và một tổ hợp ở Sudan mà Chính phủ Mỹ tin là một nhà máy vũ khí hóa học của al-Qaeda. "Mục đích của vụ oanh kích là để giết Bin Laden cùng các thuộc hạ", báo cáo của Ủy ban 11/9 cho biết.

Theo Daily Caller, các cuộc tấn công tên lửa hành trình đó đã cướp đi gần 20 nhân mạng nhưng đã "để vuột mất Bin Laden". Một số tên lửa hành trình thậm chí còn không nổ.

Trong cuốn sách đoạt giải Pulitzer mang tựa đề "The Looming Tower: Al-Qaeda and the Road To 9/11", tác giả Lawrence Wrigh viết rằng, các nguồn tin tình báo Nga tin Bin Laden đã bán các tên lửa "điếc" này cho Trung Quốc với giá hơn 10 triệu USD.

Việc Mỹ không kích kém hiệu quả "có thể càng làm gia tăng sự thù oán ở Afghanistan đối với Washington, thậm chí khiến cho liên minh Taliban - al-Qaeda trở nên mạnh thêm", điện tín đã giải mật của Bộ Ngoại giao Mỹ tháng 10/1998 nhận định.

Một báo cáo khác năm 1999, cũng đã được giải mật, nêu rõ việc tấn công bằng tên lửa hành trình thất bại "có thể đã gây tổn hại lâu dài về chính trị cho các lợi ích an ninh và chống khủng bố của Mỹ".

{keywords}
  Nước Mỹ đã hứng chịu vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001 làm hơn 3.000 người chết.

Theo báo cáo của Ủy ban 11/9, trong 2 năm 1998-1999, Bill Clinton bác bỏ 4 đề xuất giết chết hoặc bắt sống Bin Laden. Clinton và đội ngũ của ông đã tính toán thiệt hại nếu thất bại, có thể mất hàng triệu đôla; đấu súng thì có thể bị coi là ám sát, và liệu có để lại hậu quả ở Pakistan, thậm chí dẫn tới đảo chính.

Về phần Bin Laden, ông ta vẫn sống khỏe và hùng hồn tuyên bố tên lửa Mỹ không đánh trúng mình. Trùm khủng bố thậm chí lên kế hoạch tấn công một mục tiêu Mỹ trong tầm với.

Ngày 12/10/2000, hai phần tử al-Qaeda chất hàng tạ thuốc nổ lên một thuyền nhỏ trên Vịnh Aden ở Yemen rồi tấn công tự sát nhằm vào tàu USS Cole. Tổng cộng 17 thủy thủ Mỹ trên tàu thiệt mạng. Bill Clinton lập tức thề sẽ tìm thấy Bin Laden và thực thi công lý.

Theo báo cáo của Ủy ban 11/9, hai tháng sau đó, CIA chỉ có thể cung cấp "đánh giá sơ bộ" cho tổng thống rằng, Bin Laden và al-Qaeda là thủ phạm vụ tấn công USS Cole. Bill Clinton kết luận, nếu chỉ dựa vào báo cáo sơ bộ thì ông không thể tấn công vào Afghanistan. Và Tổng thống Mỹ đã để lại trách nhiệm này cho chính quyền người kế nhiệm George W. Bush.

"Chúng ta chứng kiến một tàu chiến cả tỷ đôla gần chìm, với 17 người Mỹ bị giết. Bạn thấy một nước Mỹ không làm gì công khai về việc đó. Bin Laden và al-Qaeda có thể đã tung ra một loạt video ăn mừng thành tích của chúng", Roger Cressey - Giám đốc phụ trách các mối đe dọa xuyên quốc gia của Bill Clinton - bình luận với đài NBC hồi năm 2010.

"Vì vậy, nếu tôi là một gã trai trẻ dễ bị dụ dỗ thực hiện thánh chiến, và tôi xem những gì al-Qaeda đã làm mà không hề bị trừng phạt, thì tôi sẽ đi theo chúng. Đó chính là những gì đã xảy ra",

"Tôi gần như bắt được hắn. Và tôi có thể đã tiêu diệt được hắn. Nhưng tôi sẽ phải phá hủy cả một thị trấn nhỏ có tên gọi Kandahar ở Afghanistan và giết 300 phụ nữ cùng trẻ em vô tội. Làm như vậy tôi sẽ chẳng tốt đẹp gì hơn hắn", Bill Clinton nói về Bin Laden ngày 10/9/2001.

Thanh Hảo

Chuyện chưa kể về hai nạn nhân người Việt trong vụ 11/9

Trong số gần 3.000 nạn nhân từ vụ khủng bố kinh hoàng nước Mỹ ngày 11/9/2001, ít ai biết rằng có những cái tên Việt được khắc trên bia đá quanh hồ Đài tưởng niệm ở New York.

Người hùng và chiếc khăn đỏ trong thảm kịch 11/9

Trong những giờ phút đen tối nhất lịch sử nước Mỹ ngày 11/9/2001, một người đàn ông bí ẩn đã bất chấp tính mạng của mình, cứu giúp những người anh không hề quen biết.

Nữ phi công Mỹ tiết lộ chi tiết rúng động vụ 11/9

15 năm sau vụ 11/9, nữ phi công Heather ‘Lucky’ Penney tiết lộ những tình tiết bất ngờ về chiếc máy bay thứ 4 của Mỹ bị không tặc chiếm.