Bão táp Mùa Đông là tên gọi của chiến dịch lớn tại phía nam Mặt trận Xô-Đức trong Thế chiến 2 do Cụm Tập đoàn quân Sông Đông của Đức tiến hành từ ngày 12 đến ngày 29/12/1942.

Giáo viên Ấn Độ dán băng dính vào miệng học sinh làm ồn

Mỹ hé lộ lý do sử dụng siêu chiến cơ tàng hình TQ giả

Giải mã loại tên lửa Ấn Độ vừa thử thành công

Video tin về Trận Stalingrad:

Lịch sử quân sự Liên Xô gọi đó là Chiến dịch phản công Kotenikovo.

Với Bão táp Mùa Đông, quân Đức đặt mục tiêu phá vỡ vòng vây của quân đội Liên Xô tại Stalingrad và khu vực phụ cận hòng giải vây cho Tập đoàn quân 6 và một phần Tập đoàn quân xe tăng 4, đồng thời ngăn chặn Liên Xô thực hiện Chiến dịch Sao Thổ, cứu nguy không chỉ cho đạo quân của Thống chế Friedrich Paulus mà còn cả toàn bộ Cụm tập đoàn quân A. Cụm tập đoàn quân A của Đức khi đó bao gồm gồm Tập đoàn quân xe tăng 1, Tập đoàn quân 17 và một phần Tập đoàn quân 11 đang hoạt động tại Bắc Kavkaz và vùng thảo nguyên Kuban.

{keywords}
Quân đội Đức Quốc xã triển khai Chiến dịch Bão táp Mùa đông.

Vào cuối tháng 11/1942, sau khi hoàn tất chiến dịch Sao Thiên Vương, quân đội Liên Xô thiết lập các vòng vây cả trong và ngoài Stalingrad. Lực lượng Đức bị bao vây tại đây và các lực lượng ngoài vòng vây được tổ chức lại thành Cụm tập đoàn quân Sông Đông dưới sự chỉ huy của Thống chế Erich von Manstein.

Thực hiện kế hoạch Sao Thổ, Liên Xô tiếp tục tăng viện lực lượng dự bị, vũ khí hạng nặng và không quân với mục đích tiến công chiếm Rostov, từ đó cô lập Cụm tập đoàn quân A khỏi phần còn lại của quân đội Đức. Phía không quân Đức thiết lập "cầu hàng không quân sự" để cung cấp vũ khí, đạn dược, phương tiện chiến tranh cho đạo quân của Friedrich Paulus đang bị bao vây tại Stalingrad.

{keywords}
Thống chế Erich von Manstein, Tư lệnh của Cụm Tập đoàn quân Sông Đông, vào thời điểm diễn ra chiến dịch Bão táp Mùa đông.

Nguy cơ đe dọa toàn bộ cánh Nam của quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận Xô-Đức ngày càng rõ rệt khi cánh quân bị vây tại Stalingrad chìm trong bão tuyết mùa đông. Bên cạnh đó, quân Liên Xô lại tiến hành một số trận đánh trinh sát chuẩn bị cho một chiến dịch chia cắt nhằm tiến tới tiêu diệt và bắt sống đạo quân này.

Mở màn ngày 12/12, cuộc tấn công dự kiến sẽ phối hợp đòn đột kích từ bên ngoài của Tập đoàn quân xe tăng 4 mới được cải tổ thành "Cụm quân Hoth" cùng "Cụm tác chiến Hollidt" với đòn đánh thọc ra từ trong vòng vây của Tập đoàn quân 6 và Quân đoàn xe tăng 14. Mười sư đoàn còn lại của Tập đoàn quân 4 Romania, trong đó có 6 sư đoàn đã tổn hại nặng nề trong các trận đánh tháng 11, cũng được huy động tham gia chiến dịch.

{keywords}
Xe tăng Đức tấn công trong chiến dịch Bão táp Mùa đông.

Tuy nhiên, ngay từ đầu, "Cụm tác chiến Hollidt" đã bị quân đội Liên Xô kiềm tỏa, không những không thể vượt qua sông Chir mà còn bị xe tăng Liên Xô đe dọa đột kích vào hậu cứ Minlerovo.

Tập đoàn quân 6 của Đức thì quá suy yếu nên không thể thực hiện được đòn đánh từ trong ra. Chỉ có cuộc tấn công đơn độc của "Cụm quân Hoth" ở hướng tây nam mặt trận, nhưng cụm quân này cũng không đủ sức vượt nốt 40km còn lại tại khu vực Kotenikovo để kết nối với Tập đoàn quân 6 đang bị bao vây bên trong.

{keywords}
Hình ảnh Chiến dịch Bão táp Mùa đông.

Ngày 23/12, Bộ Chỉ huy cụm tập đoàn quân Sông Đông của Đức buộc phải chấm dứt tấn công và bắt đầu rút lui. Ngày 24/12, Phương diện quân Stalingrad của Liên Xô chuyển sang phản công sau khi được tiếp sức bởi Tập đoàn quân cận vệ 2, đánh bật "Cụm quân Hoth" về vị trí xuất phát.

{keywords}
Tại mặt trận Stalingrad, tháng 10/1942, binh lính không quân Đức được sử dụng như bộ binh.

Cũng trong ngày này, các Phương diện quân Tây Nam và Voronezh của Liên Xô khởi động "Chiến dịch Sao Thổ nhỏ", đánh vào hậu cứ của "Cụm tác chiến Hollidt" và "Cụm tập đoàn quân Sông Đông", đẩy quân Đức lùi xa thêm hơn 150km về phía Tây.

Ngày 31/12/1942, Chiến dịch Bão táp Mùa đông của Đức hoàn toàn phá sản. Tập đoàn quân 4 Romania bị tiêu diệt. Các quân đoàn xe tăng 48 và 57 chịu tổn thất nặng nề.

{keywords}
Hình ảnh Chiến dịch Bão táp Mùa đông.

Hy vọng được giải vây cuối cùng của Cụm quân do Friedrich Paulus chỉ huy bị đập tan. Ngày 10/1/1943, Phương diện quân Sông Đông của Liên Xô bắt đầu thực hiện chiến dịch "Cái Vòng", đi đến tiêu diệt và bắt làm tù binh toàn bộ đạo quân của Thống chế Paulus.

Thanh Hảo 

Ngày này năm xưa: Tội ác đáng sợ của 'sát thủ bom thư' Mỹ

Ngày này năm xưa: Tội ác đáng sợ của 'sát thủ bom thư' Mỹ

Ngày 11/12/1985, "sát thủ bom thư Mỹ" Theodore John Kaczynski đã giết nạn nhân đầu tiên Hugh Scrutton, chủ một cửa hàng máy tính ở Sacramento, California.

Ngày này năm xưa: Nhật kiểm soát Thái Bình Dương

Ngày này năm xưa: Nhật kiểm soát Thái Bình Dương

Ngày này cách nay 77 năm, 4.000 quân Nhật đổ bộ lên quần đảo Philippines trong khi các chiến cơ của nước này bắn chìm hai tàu chiến Anh Prince of Wales và Repulse ngoài khơi bờ biển phía đông Mã Lai.

Ngày này năm xưa: Kết cục buồn cho cuộc tình cổ tích của Công nương Diana

Ngày này năm xưa: Kết cục buồn cho cuộc tình cổ tích của Công nương Diana

Ngày 9/12/1992, sau một thời gian dài dư luận xôn xao đồn đoán, Thủ tướng Anh chính thức xác nhận vợ chồng Thái tử Charles và Công nương Diana ly thân.

Ngày này năm xưa: Cái chết oan uổng của thủ lĩnh The Beatles

Ngày này năm xưa: Cái chết oan uổng của thủ lĩnh The Beatles

Ngày 8/12/1980, ca sĩ John Lennon, người sáng lập kiêm thủ lĩnh của ban nhạc huyền thoại The Beatles, đã bị Mark David Chapman bắn chết.

Ngày này năm xưa: Nhật bất ngờ tấn công Mỹ

Ngày này năm xưa: Nhật bất ngờ tấn công Mỹ

Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt tuyên bố ngày 7/12/1941 là "ngày sẽ sống mãi trong nỗi ô nhục" sau khi căn cứ hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng bị Nhật đánh úp.