Ngày 11/12/1985, "sát thủ bom thư Mỹ" Theodore John Kaczynski đã giết nạn nhân đầu tiên Hugh Scrutton, chủ một cửa hàng máy tính ở Sacramento, California.
Tòa án EU phán quyết sốc về Brexit
'Công chúa Huawei' nêu một loạt lý do xin tại ngoại
Những lời đau đớn của nhà báo Khashoggi trước khi chết
Theo trang History, Theodore sinh tháng 5/1942 tại Evergreen Park, bang Illinois. Ngay từ khi còn nhỏ, Theodore đã được coi như một thần đồng với bảng thành tích học tập đáng nể. Mới học lớp 5, Theodore đã có chỉ số IQ lên đến 167 và được lên thẳng lớp 7. Không những thế, Theodore đã nhận được học bổng của Đại học Harvard khi mới 16 tuổi và trở thành một trong những giáo sư toán học trẻ nhất tại Đại học California ở thành phố Berkeley khi mới 25 tuổi. Tuy nhiên, hai năm sau đó (năm 1969), Theodore bất ngờ thôi việc.
Theodore John Kaczynski khi còn làm giảng viên tại Đại học California. (Ảnh: George M. Bergman) |
Sau khi nghỉ việc, Theodore đã dọn về nhà của cha mẹ ở Lombard, bang Illinois. Năm 1971, ông ta lại chuyển đến một túp lều nhỏ ở ngoại ô Lincoln, bang Montana. Tại đây, Theodore sống một cuộc sống không có điện hay nước máy, làm những công việc lặt vặt và nhận hỗ trợ tài chính từ gia đình. Tuy nhiên, nơi này cũng chính là địa điểm để thần đồng toán học một thời thực hiện mong muốn lớn nhất là đánh bom thư. Theodore cho rằng, một nơi hẻo lánh sẽ trở thành căn cứ tốt nhất cho việc tự chế bom và không bị lộ hành tung.
Túp lều trong rừng của Theodore. (Ảnh: Daily Mail) |
Mục tiêu ban đầu của Theodore là sống một cuộc sống tự cung, tự cấp. Ông ta học các kỹ năng sinh tồn như nhận diện thực vật, côn trùng ăn được. Theodore thường xuyên sử dụng một chiếc xe đạp cũ để đi khắp thị trấn. Một tình nguyện viên tại một thư viện địa phương cho biết, ông ta thường tới đọc các tác phẩm kinh điển.
Theo Theodore, các dự án bất động sản và các nhà máy công nghiệp đã khiến ông ta không thể sống một cách hòa bình với thiên nhiên vì chúng đã tàn phá đất đai, rừng núi, sông hồ. Để đáp trả, Theodore bắt đầu có những hành động phá hoại đối với các công trình gần đó vào năm 1975 rồi dành thời gian để tìm hiểu về xã hội học, triết học và tìm cách chế tạo bom.
Một quả bom do Thodore chế tạo. (Ảnh: Word Press) |
Theodore đã cho phát nổ quả bom đầu tiên vào tháng 5/1978 tại khuôn viên trường Đại học Illinois, bang Chicago. Quả bom được đóng trong một bưu phẩm gửi cho giáo sư Buckley Crist, chuyên ngành kỹ thuật vật liệu tại Đại học Northwestern. Theodore cho rằng, nếu không có những nghiên cứu của Buckley Crist thì không thể có những con đường đi xuyên qua những đầm lầy, chịu được tải trọng của những loại xe hạng nặng. Tuy nhiên, lúc nhận bưu phẩm, giáo sư Buckley Crist đã nghi ngờ và báo cảnh sát. Khi Trung sĩ Terry Marker mở ra, quả bom phát nổ khiến ông nát bàn tay.
Từ năm 1978 đến năm 1995, Theodore đã gửi đi hàng loạt quả bom ngày càng tinh vi và giết chết tổng cộng 3 người, làm bị thương 23 người. Nạn nhân đầu tiên thiệt mạng chính là Hugh Scrutton, chủ một cửa hàng máy tính ở Sacramento, bang California. Ngày 11/12/1985, khi ra bãi đỗ xe, Hugh Scrutton thấy một bưu phẩm mà ai đó đặt trên cốp xe của mình nhưng khi vừa mở ra thì quả bom phát nổ.
Lần này, Theodore đã nhồi thêm đinh vào bom, nên Scrutton đã chết ngay tại chỗ. Hai nạn nhân khác thiệt mạng trong các vụ đánh bom thư của Theodore gồm Thomas J. Mosser, Giám đốc công ty quảng cáo Burston-Marsteller ở thành phố Caldwell, bang New Jersey (1994) và Gilbert Brent Murray, chủ tịch ngành công nghiệp gỗ ở California (1995).
"Sát thủ bom thư Mỹ" bị bắt. (Ảnh: Nytimes) |
Năm 1995, ông ta gửi một bức thư tới tờ New York Times và hứa sẽ "từ bỏ khủng bố" nếu báo này hoặc tờ Washington Post xuất bản bài luận của ông với tiêu đề "Xã hội Công nghiệp và Tương lai của nó". Trong bài viết, ông ta lập luận rằng: "Các vụ đánh bom của tôi là cực đoan nhưng tôi thấy cần thiết vì sự xói mòn nhân phẩm của những người đang hoạch định những chính sách công nghiệp hiện đại".
Theodore là nhân vật chính trong cuộc điều tra dài nhất và tốn kém nhất trong lịch sử của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Trước khi biết tới danh tính của ông ta, FBI đã sử dụng từ Unabom (kẻ đánh bom hàng không và các trường đại học) để nhắc tới các vụ việc liên quan tới Theodore, sau đó, truyền thông đã gọi ông ta là "Unabomber". FBI và Tổng chưởng lý Janet Reno đã thúc đẩy việc xuất bản bài viết của "Unabomber", nhờ đó, họ đã có được manh mối từ anh trai Theodore là David Kaczynski, người đã nhận ra văn phong của em trai mình.
Theodore John Kaczynski ra hầu tòa. (Ảnh: AP) |
Tháng 4/1996, Theodore bị bắt tại túp lều của ông ta ở Lincoln. Ông ta đã thừa nhận mọi tội lỗi của mình. Tuy nhiên, Theodore đã tìm cách từ chối luật sư do tòa chỉ định vì họ muốn ông ta xin giấy chứng nhận tâm thần để thoát án tử hình. Năm 1998, sau khi xem xét đơn kháng án của Theodore, tòa án liên bang tuyên hủy án tử hình, giảm xuống còn tù chung thân, không ân xá.
Sầm Hoa
Ngày này năm xưa: Nhật kiểm soát Thái Bình Dương
Ngày này cách nay 77 năm, 4.000 quân Nhật đổ bộ lên quần đảo Philippines trong khi các chiến cơ của nước này bắn chìm hai tàu chiến Anh Prince of Wales và Repulse ngoài khơi bờ biển phía đông Mã Lai.
Ngày này năm xưa: Kết cục buồn cho cuộc tình cổ tích của Công nương Diana
Ngày 9/12/1992, sau một thời gian dài dư luận xôn xao đồn đoán, Thủ tướng Anh chính thức xác nhận vợ chồng Thái tử Charles và Công nương Diana ly thân.
Ngày này năm xưa: Cái chết oan uổng của thủ lĩnh The Beatles
Ngày 8/12/1980, ca sĩ John Lennon, người sáng lập kiêm thủ lĩnh của ban nhạc huyền thoại The Beatles, đã bị Mark David Chapman bắn chết.
Ngày này năm xưa: Nhật bất ngờ tấn công Mỹ
Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt tuyên bố ngày 7/12/1941 là "ngày sẽ sống mãi trong nỗi ô nhục" sau khi căn cứ hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng bị Nhật đánh úp.
Ngày này năm xưa: Máy bay ném bom Mỹ mất tích bí ẩn
Ngày 5/12/1945, một phi đội gồm 5 chiếc máy bay ném bom và ngư lôi của Hải quân Mỹ đã mất tích bí ẩn ở Tam giác Bermuda, nơi còn gọi là "Tam giác quỷ".