Lúc 7h15 sáng ngày 1/11/1952, Mỹ kích nổ quả bom nhiệt hạch (bom H) đầu tiên trên thế giới ở đảo san hô vòng Eniwetok thuộc Thái Bình Dương.

Tàu sân bay duy nhất của Nga gặp nạn bất ngờ

Hình ảnh cuộc tập trận lớn chưa từng có 'đe dọa' Nga

Rút khỏi INF với Nga, ông Trump 'nhắn' gì cho Kim Jong Un?

Mãi hai tuần sau, thông tin vụ nổ mới được công bố khi tờ The New York Times đưa tin: "Ủy ban Năng lượng nguyên tử tối nay tuyên bố hài lòng với những thử nghiệm liên quan tới nghiên cứu về vũ khí nhiệt hạch...

Trong thông báo gồm ba đoạn, Ủy ban không nói thẳng rằng một quả bom nhiệt hạch đã được kích nổ, mà chỉ cho hay thử nghiệm góp phần vào việc nghiên cứu bom H đã hoàn tất".

{keywords}
 

Theo NY Times, nguồn gốc của bom H có từ đầu những năm 1940, khi nhà vật lý gốc Italia Enrico Fermi nói với Tiến sĩ Edward Teller rằng, có thể chế tạo một vũ khí dựa trên phản ứng phân rã hạt nhân. Ông Teller, thành viên của Dự án Manhattan - được giao chế tạo bom nguyên tử cho quân đồng minh, đã ủng hộ chế tạo siêu bom H, thay thế cho bom nguyên tử.

Sau khi thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật, Chính phủ Mỹ không theo đuổi phát triển bom nhiệt hạch. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô thử thành công một quả bom nguyên tử vào năm 1949, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman ra lệnh thiết lập dự án về bom H.

Với sự trợ giúp của nhà toán học Ba Lan Stanislaw Ulam, tiến sĩ Teller phát triển mô hình cho một quả bom H gọi là bản mẫu Teller-Ulam.

Các nhà khoa học dựng một cấu trúc ba tầng, gọi nó là Mike, trên đảo Elugelab ở đảo san hô vòng Eniwetok. Mike không phải là một quả bom điển hình và không được sử dụng trong chiến tranh, nó chỉ nhằm thử nghiệm những nguyên lý trong bản thiết kế Teller-Ulam và giúp các nhà khoa học đạt tiến bộ trong việc chế tạo quả bom nhỏ hơn.

Bom Mike phát nổ với sức công phá mạnh 10,4 megaton, tạo ra một quả cầu lửa rộng hơn 5km. Nó xóa sổ gần như hoàn toàn hòn đảo Elugelab và một số phần của các đảo gần đó. Loại bom mới này mạnh gấp khoảng 1.000 lần so với bom hạt nhân.

Vụ thử nghiệm trên giúp Mỹ có được lợi thế ngắn ngủi trong cuộc chạy đua hạt nhân với Liên Xô. Tại Mỹ, có nhiều người phản đối việc phát triển bom H, trong số này có cả J. Robert Oppenheimer, một trong những cha đẻ của bom nguyên tử.

Ông Oppenheimer và những người khác cho rằng, việc này sẽ đẩy nhanh cuộc chạy đua vũ trang và Liên Xô sẽ mau chóng tiếp bước Mỹ. Những dự báo này đã chính xác. Liên Xô sau đó cũng kích nổ quả bom H và tới cuối những năm 1970, có 7 nước sở hữu bom nhiệt hạch. Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã có một bước tiến đáng sợ.

Hoài Linh

Ngày này năm xưa: Nữ thủ tướng lừng lẫy Ấn Độ bị ám sát

Ngày này năm xưa: Nữ thủ tướng lừng lẫy Ấn Độ bị ám sát

Ngày 31/10/1984, cả đất nước Ấn Độ rúng động trước thông tin nữ Thủ tướng Indira Gandhi bị hai lính cận vệ ám sát ngay tại tư dinh ở thủ đô New Delhi.

Tội ác kinh hoàng của y tá giết 100 bệnh nhân

Tội ác kinh hoàng của y tá giết 100 bệnh nhân

Cựu y tá Niels Hoegel bị buộc tội giết hại hơn 100 bệnh nhân được anh ta chăm sóc.

Ngày này năm xưa: Sức mạnh khủng khiếp của bom khinh khí Liên Xô

Ngày này năm xưa: Sức mạnh khủng khiếp của bom khinh khí Liên Xô

Tsar Bomba, nghĩa là Bom Sa hoàng, là vũ khí hạt nhân lớn nhất và có sức mạnh khủng khiếp nhất từng được kích nổ trong lịch sử nhân loại.