Những người may mắn sống sót sau khi trận sóng thần hủy diệt bất ngờ tấn công các bãi biển ở phía nam Sumatra và phía tây Java thuộc Indonesia cuối tuần trước, đang phải vật lộn chống chọi với mối đe dọa mới: Sự thiếu thốn nghiêm trọng tại những nơi lánh nạn tạm thời.

Sóng thần Indonesia: Số người thương vong tăng vọt

Sóng thần Indonesia: Thông tin về tình hình người Việt

Theo báo South China Morning Post, các hoạt động cứu hộ, cứu nạn đang diễn ra khẩn trương tại các khu vực bị sóng thần càn quét quanh eo biển Sunda chia tách giữa đảo Java và đảo Sumatra. Tuy nhiên, các nhân viên cứu trợ cảnh báo tình trạng thiếu hụt điện, nước sạch và thuốc men khi có tới hàng ngàn người đang lánh nạn trong các trung tâm sơ tán dựng tạm.

{keywords}
Những nạn nhân sóng thần đi lánh nạn tại một trung tâm sơ tán ở Labuhan. Ảnh: Reuters

Lo ngại xuất hiện trong bối cảnh số người thương vong vì thảm họa sóng thần không ngừng tăng lên. Các số liệu thống kê mới nhất ghi nhận, số trường hợp tử vong đã lên đến 373 người, thêm 1.459 nạn nhân khác bị thương và 128 người hiện vẫn đang mất tích.

{keywords}
Ảnh: SCMP

Hàng trăm ngôi nhà và công trình xây dựng bị phá hủy, khiến gần 12.000 cư dân địa phương lâm vào tình cảnh màn trời, chiếu đất.

"Rất nhiều trẻ em đang bị ốm sốt, đau đầu. Chúng tôi cũng có ít thuốc hơn bình thường và không có đủ nước sạch để dùng... Hiện trạng ở đây không đảm bảo sức khỏe cho những người sơ tán. Họ cũng rất cần thực phẩm và đang phải ngủ tạm trên các nền nhà", Rizal Alimin, một bác sĩ thuộc tổ chức phi chính phủ Aksi Cepat Tanggap đang có mặt tại một trường học đã chuyển thành nơi trú tạm cho các nạn nhân sóng thần kể.

{keywords}
Những người đi lánh nạn vẫn chưa dám trở về nhà sau sóng thần. Ảnh: SCMP

Các chuyên gia khuyến cáo, những đợt sóng thần hủy diệt vẫn có nguy cơ tiếp tục tấn công khu vực này. Rất nhiều người trong số hơn 5.000 cư dân đã đi lánh nạn hiện không muốn trở về nhà vì lo sợ xảy ra một thảm họa mới.

Theo một tình nguyện viên có tên Abu Salim, các nhóm cứu trợ đang nỗ lực giúp những người sống sót sau sóng thần bằng cách thiết lập bếp ăn công cộng, cung cấp đồ dùng thiết yếu và lều bạt miễn phí. Song, do mưa lớn và đường sá bị hủy hoại đang cản trở các nỗ lực của họ.

Trong khi đó, lực lượng cứu hộ đang nỗ lực đào bới nhằm tìm kiếm các thi thể nạn nhân và những người sống sót bị chôn vùi dưới đống đổ nát ở khu vực thiên tai.

{keywords}
Nhiều công trình xây dựng và nhà cửa ở ven biển Indonesia bị tàn phá vì sóng thần bất ngờ ập đến đêm 22/12. Ảnh: Guardian
{keywords}
Hai mẹ con đứng trước ngôi nhà bị hủy hoại của họ vì sóng thần ở Rajabasa, tỉnh Lampung. Ảnh: Guardian

Trận sóng thần vừa qua là vụ thiên tai lớn thứ 3 giáng xuống Indonesia trong vòng 6 tháng qua, tiếp sau một loạt vụ động đất rung chuyển đảo Lombok hồi tháng 7 và tháng 8 cũng như thảm họa kép động đất - sóng thần giết hại gần 2.200 người ở Palu trên đảo Sulawesi hồi tháng 9 vừa qua.

Do tọa lạc ở "vành đai lửa" Thái Bình Dương, Indonesia thường xuyên phải đối mặt với các vụ động đất, núi lửa phun trào và sóng thần tấn công.

Tuấn Anh

Bé trai Indonesia sống sót sau 12 tiếng bị chôn vùi vì sóng thần

Bé trai Indonesia sống sót sau 12 tiếng bị chôn vùi vì sóng thần

Một bé trai 5 tuổi đã sống sót kỳ diệu trong đống đổ nát hơn 12 tiếng sau khi một trận sóng thần tấn công lên đảo Jav và Sumatra của Indonesia vào tối 22/12.

Tại sao cảnh báo sóng thần Indonesia không kích hoạt?

Tại sao cảnh báo sóng thần Indonesia không kích hoạt?

Trong trường hợp sóng thần do động đất gây ra, mặt đất chấn động có thể là dấu hiệu cảnh báo nhưng dự báo động đất do núi lửa phun trào khó hơn rất nhiều.

Kinh hoàng khoảnh khắc sóng thần cuốn phăng ban nhạc đang diễn

Kinh hoàng khoảnh khắc sóng thần cuốn phăng ban nhạc đang diễn

Đoạn video hé lộ khoảnh khắc kinh hoàng, khi sóng thần tấn công bờ biển Indonesia cuốn phăng cả sân khấu và một ban nhạc rock đang biểu diễn.