Chạy vạy, cậy nhờ đủ mối quan hệ chỉ để kiếm được 1 tấm vé biếu sếp, mua vé cho…bố vợ, người thân. Nhiều người thậm chí mất cả quan hệ chỉ vì một tấm vé, trong khi thị trường chợ đen không ngừng tăng nhiệt.

Tuyển Việt Nam: Chung kết AFF Cup 2018, gần hay xa?

Thái Lan vs Malaysia: Khẳng định sức mạnh

Bán kết lượt về AFF Cup 2018: Ngày đặc biệt của người Thái...

Phe cũng đói vé

Chiều 4/12, cổng trụ sở LĐBĐVN (VFF) không còn cảnh đám đông quây rát phía ngoài, nhưng “phe” vé vẫn túm năm, tụm ba, liên tục chèo kéo người đi đường. Phía bên trong, VFF vẫn bố trí nhân viên an ninh kèm CSCĐ túc trực, cả ở khu vực cổng ngoài lẫn phía bên trong.

Tại phòng Kế toán đặt tại tầng 2, khoảng gần 20 người xếp hàng, kiên nhẫn chờ nhận vé đặt mua. Đây là những người chậm chân, chưa kịp nhận vé đã đặt mua từ hôm trước. Người mua phải xếp hàng, chờ tới lượt, trình thẻ căn cước hoặc giấy tờ tuỳ thân, trả tiền và nhận vé.

{keywords}
Vé được sang nhượng ngay khi vừa mua được từ VFF

Trong vai một người tới VFF mua vé, ngay khi bước ra khỏi cổng, phóng viên đã được 1 “phe” vé tiếp cận và… hỏi mua lại vé của mình. Mức giá đưa ra khiến tôi không khỏi sốc: 5 triệu đồng cho 1 cặp vé có mệnh giá gốc chỉ 500.000 đồng/vé! Một đồng nghiệp nói với tôi, đòi 6-7 triệu đồng/cặp “phe” cũng sẵn sàng mua lại, miễn vị trí đẹp. 

“Bọn anh kiếm chẳng lời được bao nhiêu đâu em, chỉ 500.000 đồng là cùng. Nếu chú có vé, cứ gọi cho anh”-người đàn ông nói. Sau khi nói khéo chưa cầm vé trong tay, tôi được người đàn ông cho số điện thoại để liên lạc lại.

Sau chiến thắng 2-1 của đội tuyển Việt Nam trước Philippines ở trận Bán kết lượt đi trên sân Panaad (Bacolod), nhu cầu mua vé xem trận lượt về tại Mỹ Đình đã tăng chóng mặt. Do việc VFF thực hiện bán vé qua kênh online, cánh phe vé “truyền thống” đã bị mất đáng kể lượng vé gom được so với trước đây. Thị trường vé chợ đen cũng tăng giá chóng mặt.

{keywords}
Cặp vé với giá "trên trời" này đã được đẩy đi nhanh chóng

Một cặp vé mệnh giá gốc 500.000 đồng/vé bị đẩy lên tới trên dưới 10 triệu đồng/cặp, tăng gấp 10 lần. Vé mệnh giá 200.000 đồng, 300.000 đồng cũng đội giá lên gấp 5-6 lần. Dù không còn bị “quây rát” như những ngày đầu tiên tiến hành trả vé, không khí ở VFF vẫn nóng hầm hập. 

Một CSCĐ trẻ than thở: “Bọn em đã làm việc ở đây 5 hôm rồi, hôm nay còn đỡ chứ mấy hôm trước mệt nhoài. Tình hình này nếu đội tuyển Việt Nam vào chung kết thì bọn em khổ”.

Khóc cười vì vé

Trong thời gian này, hầu hết cán bộ, nhân viên VFF đều hoặc tắt hoặc đổi số điện thoại bởi số người gọi điện hỏi thăm, nhờ cậy mua vé quá nhiều. Không chỉ VFF, quan chức ngành thể thao cũng vất vả vì bị nhờ cậy. Nhiều người than thở, vé có hạn trong khi số lượng theo “đặt hàng” thì quá nhiều nên buộc lòng phải từ chối. Thế là…giận. “Ai nhờ mua cũng đều có lý do quan trọng cần làm, từ đưa vợ con đi xem tới biếu sếp, hoặc mua cho…bố vợ. Họ bảo làm ở VFF thì không thể không có vé”-một cán bộ VFF than thở. 

{keywords}
Phe vé chầu chực sẵn trước cửa VFF, đợi người mua vé thành công đi ra để "săn hàng"

Một quan chức Tổng cục TDTT thì kể, có người bạn nhờ cậy mua vé với lý do để…hàn gắn quan hệ với chồng (!?). Muôn vàn lý do khác đưa ra chỉ để mua được một cặp vé xem trận đấu của tuyển Việt Nam. 

Tại vòng đấu bảng khi VFF còn bán vé trực tiếp, một lãnh đạo VFF cho biết trong một ngày đã nhận 145 cuộc gọi nhỡ, trong đó các bộ ngành, người thân, bạn bè…có cả.

“Nhu cầu của người hâm mộ lớn như vậy, sức chứa sân Mỹ Đình có tăng thêm cũng không thể đáp ứng đủ. Chúng tôi chỉ cố gắng để việc phân phối vé diễn ra thuận lợi, hợp lý hơn. Vừa rồi tiến hành bán vé qua online dù vẫn gặp sự cố nhưng chúng tôi cho rằng đây là cách thức tốt nhất” - TTK VFF Lê Hoài Anh cho biết.

Theo Tiền Phong